Đo trên bệ thử chuyên dùng

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 141 - 143)

a. Mục đích:

Bệ chẩn đoán dùng trên hệ thống treo giúp cán bộ kĩ thuật chuyên ngành có thể xác định được một số thông số tổng hợp hệ thống treo bao gồm:

- Độ cứng động của hệ treo đo tại từng bánh xe, thể hiện chất lượng tổng hợp của bộ phận đàn hồi ở trạng thái lắp ráp mà không tháo rời.

- Độ bám dính của bánh xe trên đường, thể hiện chất lượng tổng hợp của các bộ phận giảm chấn, bộ phận đàn hồi. Khi chất lượng của bánh xe và bộ phận đàn hồi đã được quản lí thì chất lượng của bộ phận giảm chấn thông qua bộ bám dính.

b. Sơ đồ nguyên lý:

Thiết bị đo là loại thiết bị thủy lực điện từ bao gồm: bộ gây rung thủy lực, các thiết bị đo cực lực tại chỗ tiếp xúc của bánh xe với bệ đo, thiết bị đo tần số và chuyển vị.

Bộ gây rung thủy lực có nguồn cung cấp thủy lực, bơm, bình tích năng, van con trượt, bộ phận giảm chấn, xi lanh thủy lực. Van thủy lực được điều khiển

bởi một van điện tử nhằm đóng mở đường dầu tạo nên khả năng rung cho bệ với các tần số rung khác nhau.

Thiết bị đo của bệ là các cảm biến số, bộ vi xử lí và bộ điều khiển tần số rung. Tín hiệu từ các cảm biến, ghi lại

và tính toán đưa ra các chỉ số hiển thị. Biên độ rung của bệ đo dùng cho ô tô con nằm trong khoảng 15 đến 20 mm, tần số rung thay đổi liên tục từ 4 Hez đến 30 Hez. Hiển thị trên màn hình và lưu trữ bằng các dữ liệu về độ cứng động và độ bám đường cho từng bánh xe.

Bệ đo kèm theo một thiết bị đo tải trọng đứng cho từng bánh xe, khi bị quá tải thiết bị rung không làm việc. Bộ tổ hợp thiết bị chẩn đoán có

thể bao gồm: Thiết bị cân, bộ đo độ trượt ngang bánh xe, bộ đo rung cho hệ thống treo, bộ đo lực phanh và bộ đo trạng thái làm việc của động cơ.

c. Phương pháp đo

Trước khi đưa xe lên bệ rung, nhất thiết phải đảm bảo áp suất khí nén đạt tiêu chuẩn.

Cho xe lăn từ từ lên bệ cân trọng lượng và chuyển các bánh xe của từng cầu vào bệ đo rung. Khi bánh xe nằm yên trên bệ rung hiệu chỉnh cho hướng xe và bánh xe chạy thẳng. Cho bệ rung làm việc, khoảng thời gian làm việc trên bệ rung hiệu chỉnh cho hướng xe và bánh xe chạy thẳng. Cho bệ rung làm việc, khoảng thời gian làm việc trên bệ rung là 2 - 3 phút, cho chuyển sang đo cho các bánh xe cầu sau, tương tự như bánh xe cầu trước.

d. Kết quả đo:

Thiết bị ghi và cho phép xác định các thông số chẩn đoán đối với từng bánh xe sau:

- Tải trọng tĩnh trên các bánh xe, cầu xe, toàn bộ xe (N). - Độ cứng động của hệ treo đo tại bánh xe (N/mm). - Độ bám dính của bánh xe trên đường (%).

Dạng đồ thị kết quả hiển thị hoặc in trên giấy kết quả các số liệu bao gồm các giá trị:

Khả năng bám dính bánh xe trên mặt đường G (GRIP) cho từng bánh xe trên cùng một cầu theo tần số rung của bệ, tại tần số 25 Hez giá trị độ bám dính lấy bằng 100%, khi giảm nhỏ tần số kích động (biểu thị mặt đường tác động) giá trị G thay đổi.

Khi đánh giá tổng quát chất lượng hệ thống treo, kết quả ghi trên giấy lấy giá trị bám dính nhỏ nhất trên đồ thị. Hệ thống treo được coi là tốt khi sự thay đổi Fzd nhỏ nhất, tức là đảm bảo độ bám dính bánh xe trên mặt đường cao nhất.

Nếu giảm chấn, lốp, bộ phận đàn hồi tốt khả năng bám dính của bánh xe trên đường cao. Khi giá trị độ bám dính nhỏ hơn cần thiết phải thay giảm chấn hoặc cả bộ đàn hồi.

Hình 8.5. Sơ đồ nguyên lý bộ gây rung thủy lực

+ Giá trị sai lệch tương đối của độ bám dính cho bằng sai lệch của hai giá trị độ bám dính của các bánh xe trên cùng một cầu.

+ Trọng lượng đặt trên các bánh xe.

+ Độ cứng động (RIGIDITY) (N/mm) cho trên bảng kết quả được đo trên cơ sở đo chuyển vị của bệ ( đồng thời là bánh xe) , lực động tại các giá trị tương ứng, khi tần số rung thay đổi. Quá trình đo các bộ số liệu được ghi lại và xử lí theo bài toán thống kê để tìm giá trị trung bình. Kết quả của độ cứng động cho biết trạng thái độ cứng của hệ thống treo tính theo chuyển vị dài tại vị trí đặt bánh xe. Ảnh hưởng lớn nhất đến giá trị độ cứng động là độ cứng tĩnh của bộ phận đàn hồi do vậy kết quả có thể đánh giá chất lượng của bộ phận đàn hồi.

Các bệ chẩn đoán hệ thống treo được thiết kế tổ hợp trong thiết bị chẩn đoán nhưng được phân loại theo trọng lượng ô tô, vì vậy để đảm bảo độ chính xác của thông số chẩn đoán cần chọn loại bệ chẩn đoán phù hợp.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 141 - 143)