Xác định áp suất bánh xe

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 147 - 148)

Xác định áp suất khí nén trong lốp là điều kiện cơ sở để xác định tất cả các nhiệm vụ chẩn đoán tiếp sau thuộc vấn đề xác định trạng thái kĩ thuật: giảm chấn, bộ phận đàn hồi, trong hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống truyền lực.

Trong thực tế chuyển động áp suất khí trong lốp cũng liên quan nhiều đến các tính chất tổng quát chuyển động của ô tô, chẳng hạn như: tính năng động lực học, tính điều khiển, khả năng dẫn hướng, độ êm dịu, độ bền chung… của xe.

Giá trị áp suất tiêu chuẩn

Giá trị áp suất tiêu chuẩn được quy định bởi các nhà chế tạo, giá trị này là trị số tối ưu nhiều mặt trong khai thác, phù hợp với khả năng chịu tải và sự an toàn của lốp khi sử dụng, do vậy các giá trị tiêu chuẩn bằng các cách:

- Áp suất ghi trên bề mặt của lốp. Trong hệ thống đo lường có một số loại lốp ghi áp suất bằng đơn vị “psi” có thể chuyển đổi theo bảng 9.1.

Quy đổi “Kpa” và “psi”

kPa Psi kPa psi kPa psi

140 20 200 29 400 58 145 21 205 30 430 62 155 22 215 31 450 65 160 23 220 32 500 72 165 24 230 33 550 80 170 25 235 34 600 87 180 26 240 35 650 94 185 27 250 36 700 101

6,9kPa=1psi; 1KG/cm2 = 100kPa; 1MPa= 1000kPa

Bảng 9.1. Bảng quy đổi gần đúng áp suất kPa về psi

Ví dụ: trên bề mặt lốp ô tô con có ghi: MAX.PRESS 32 psi

- Áp suất sử dụng thường cho trong các tài liệu kĩ thuật kèm theo xe.

Trên một số lốp ô tô con của Châu Âu không quy định phải ghi trên bề mặt lốp, các loại lốp này đã được quy định theo quy ước của một số lớp mành tiêu chuẩn ghi trên bề mặt lốp. Với loại có 4, 6, 8 lớp mành tiêu chuẩn, tương ứng với mỗi loại áp suất khí nén lớn nhất trong lốp như sau:

4PR tương ứng Pmax=0,22MPa=2,2KG/cm2, 6PR tương ứng Pmax=0,25MPa=2,5KG/cm2, 8PR tương ứng Pmax=0,28MPa=2,8KG/cm2.

Trên một số lốp ô tô con của Mỹ, áp suất lốp được suy ra theo quy định từ chế độ tải trọng của lốp. Phân loại tải trọng ghi bằng chữ: “LOAD RANGE”, so sánh giữa hai tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu là:

Load Range B: Pmax=0,22MPa tương ứng 4 PR, Load Range C: Pmax=0,25MPa tương ứng 6 PR, Load Range D: Pmax=0,28MPa tương ứng 8 PR.

Để thực hiện công việc kiển tra áp suất khí nén ngày nay thường dùng các thiết bị đo áp suất khí nén. Đồng hồ đo áp suất khí nén có nhiều loại.

Đối với người sử dụng xe có thể dùng loại đơn giản. Loại này có cấu trúc: một đầu tỳ mở van khí nén của bánh xe, một cặp xi lanh piston có lò xo cân bằng, cần piston có ghi vạch mức áp xuất tùy theo sự dịch chuyển của piston bên trong.

Đối với các trạm sửa chữa hay dùng giá đo có độ chính xác cao hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 147 - 148)