Các hư hỏng thường gặp của lốp

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 145 - 146)

Sau một thời gian làm việc bề mặt ngoài của lốp thường bị mòn, hiện tượng mòn có thể chia ra các trạng thái sau:

- Mòn đều trên bề mặt tựa theo chu vi của lốp. Hiện tượng này thường gặp trên ô tô do thời gian sử dụng nhiều, kèm theo đó là sự bong tróc các lớp xương mành của lốp. Đánh giá sự hao mòn này bằng chiều sâu còn lại của các lớp hoa lốp bằng cao su trên mặt lốp. Nếu có sự bong tróc các lớp xương mành sẽ dẫn tới thay đổi kích thước hình học của bánh xe. Với lốp dùng cho xe tải chiều sâu tối thiểu còn lại của lớp hoa lốp phải còn lại 2mm, với ô tô con phải còn lại 1mm.

Hiện tượng mòn của các bánh xe có thể khác nhau trên một xe, các trường hợp này liên quan tới sự không đồng đều tuổi thọ sử dụng hay do kết cấu chung của toàn bộ các bánh xe liên kết trên khung không đúng tiêu chuẩn quy định cho phép. Khi xuất hiện sự mòn gia tăng đột xuất trên một bánh xe cần phải xác định lại trạng thái liên kết các bánh xe đồng thời.

Mòn vẹt bánh xe theo các trạng thái:

Hình 9.1. Một số dạng mài mòn điển hình của lốp ô tô con (a) ô tô tải (b) .

+ Mòn nhiều ở phần giữa của bề mặt lốp là do lốp thường xuyên làm việc ở trạng thái quá áp suất. Khi duy trì ở áp suất lốp định mức thấy lõm ở giữa.

+ Mòn nhiều ở cả hai mép của bề mặt lốp là do lốp thường xuyên làm việc ở trạng thái thiếu áp suất lốp.

+ Mòn lệch một phía (trong hay ngoài của các bánh xe) là do liên kết bánh xe trên xe không đúng quy định của các hãng sản xuất.

+ Mòn vẹt một phần của chu vi lốp, trước hết do sự chịu tải của các lớp xương mành không đồng nhất trên chu vi lốp, do mất cân bằng khi bánh xe quay ở tốc độ cao (lớn hơn 50km/h) , do các sự cố kỹ thuật của hệ thống phanh, gây nên khi phanh gấp làm bó cứng và mài bề mặt lốp trên đường.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w