Chẩn đoán chất lượng bình điện

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 153 - 155)

a. Hư hỏng thường gặp của bình điện axit:

Bình điện axit thường hay hư hỏng:

- Chai tấm cực, mất khả năng trao đổi điện tử và ion tạo nên các phản ứng hoá học, bình điện không đảm bảo khả năng tích điện ở điện áp quy định.

- Bong tróc các lớp bột chì và Oxit chì trên xương của bản cực, gây nên chạm mạch bên trong của các ngăn bình điện, mất điện áp tích điện của các ngăn, điện áp không đủ để thực hiện khả năng khởi động của động cơ.

- Nồng độ dung dịch không đảm bảo đúng quy định, nếu nồng độ dung dịch quá cao gây nên nóng các tấm cực khi phóng, nạp, tăng nhiệt độ bình điện và làm cong vênh tấm cực, nếu nồng độ quá thấp giảm khả năng trao đổi điện tử và ion, giảm khả năng tích điện, suy giảm điện áp nạp cho bình điện.

- Cong vênh tấm cực do van chạm, hay nạp điện ở nhiệt độ cao hơn 50OC, dẫn tới chạm mạch bên trong các tấm cực của bình điện.

- Thiếu dung dịch điện phân do quá trình bốc hơi nước làm tiêu hao dung dịch.

- Bị rỉ các đầu cực bình điện làm tăng điện trở ngoài.

Các hư hỏng cơ học khác như mòn gẫy các đầu cọc bình điện, vỡ nứt vỏ bình…v.v. Các hư hỏng này có thể nhận biết dễ dàng qua quan sát bên ngoài.

Các hư hỏng trên đây có thể xác định bằng quan sát, hoặc đo: Điện áp bình điện khi khởi động động cơ hay dùng đồng hồ đo chuyên dùng đo điện áp (ampe kế và kìm), đo nồng độ dung dịch điện phân để xác định lượng phóng điện.

b. Chẩn đoán chất lượng bình điện

- Đo mức dung dịch

a) Đo mức dung dịch; b) Đo nồng độ dung dịch; c) Đo điện áp

Trước khi chẩn đoán chất lượng bình điện cần thiết kiểm tra mức dung dịch điện phân:

Dùng ống thuỷ tinh sạch, que gỗ khô hay thanh êbonit kiểm tra. Mức dung dịch hợp lí phải cao hơn nắp che bảo vệ trong ngăn từ 10 - 15mm (xem hình 10.1.a) . Nếu thiếu bổ sung thêm nước cất. Để ổn định sau đó 1- 2 giờ mới chẩn đoán.

- Đo nồng độ dung dịch:

Khi bình điện phóng điện nồng độ dung dịch điện phân giảm, dùng chỉ tiêu giảm nồng độ dung dịch để xác định mức phóng điện. Quan hệ của mức phóng điện, nồng độ dung dịch và điện áp của bình điện ứng với các chế độ; không tải và phụ tải lớn nhất (khi khởi động động cơ) như cho bảng dưới.

Nồng độ dung dịch đo khi ở nhiệt độ 15c là điều kiện tiêu chuẩn.

Mức phóng

điên Chế độ không tải Chế độ phụ tải lớn nhất

Nồng độ (G/cm3) Điện thế bình 12 (V) Điện thế ngăn (V) Điện thế bình 12(V)

0% 1,265- 1,299 12,55 - 12,75 1,7 - 1,8 10,2 - 10,8

25% 1,235- 1,265 12,35 - 12,55 1,6 - 1,7 9,6 - 10,2

50% 1,205 - 1,235 12,1- 12,35 1,5 - 1,6 9,0 - 9,6

75% 1,170 - 1,205 11,90- 12,15 1,4 - 1,5 8,4 - 9,0

100% 1,140 - 1,170 <11,5 <1,4 < 8,4

Khi đo dùng tỉ trọng kế đo nồng độ dung dịch, (độ chính xác của tỉ trong kế 0,01% g/cm3) (xem hình 10.1.b) đo tại từng ngăn của bình điện, sự chênh lệch nồng độ giữa các ngăn không sai khác quá 0,02 G/cm3.

Nếu nồng độ dung dịch điện phân quá thấp có thể là do chai cứng tấm cực, bị phóng điện quá mức. Sau khi đã nạp điện mà nồng độ không tăng được là do hiện tượng chai cứng tấm cực (lão hoá) .

- Đo điện áp

Dùng đồng hồ chuyên dùng đo hiệu điện thế (tên thường gọi là ampe kế kìm) . Đồng hồ đo đã mắc sẵn điện trở nhằm tạo nên điện áp giữa hai đầu to tương đương với chế độ phụ tải lớn nhất (khởi động động cơ nóng). Khi đo ấn mạnh các đầu đo vào từng cặp cực điện của mỗi ngăn bình điện, đọc chỉ số điện áp trên đồng hồ (xem hình 10.1.c). Mức chênh lệch điện áp giữa các ngăn không lớn hơn 0,2 V.

Nếu điện áp quá thấp có thể ngăn bình điện bị chai cứng bề mặt, nồng độ dung dịch quá loãng, bình điện bị phóng điện, hay hư hỏng các tấm cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thử bình điện trên động cơ ở chế độ khởi động:

Chuẩn bị mọi điều kiện để có thể khởi động động cơ bằng bình điện. Dùng khoá điện khởi động cơ, xem xét khả năng kéo tải để làm quay động cơ. Nếu máy khởi động quay được động cơ với số vòng quay khởi động chứng tỏ bình điện tốt (120 - 400 vòng/phút). Nếu chỉ thấy rơle khởi động đóng mà động cơ không quay được, hay động cơ chỉ quay với tốc độ thấp và sau đó dừng lại chứng tỏ bình điện yếu.

Bình điện tốt có thể cho phép khởi động động cơ liên tiếp khoảng từ 3 đến 4 lần với khoảng cách 3 phút mỗi lần.

Cần chú ý: Không nên khởi động liên tiếp động cơ bằng bình điện, điều này có thể làm cong vênh tấm cực và mau phá hỏng bình điện do quá tải.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 153 - 155)