Khái niệm nhãn hiệu

Một phần của tài liệu Bài giảng gốc sở hữu trí tuệ (Trang 33 - 35)

Chương 3 : QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

3.1 Nhãn hiệu

3.1.1. Khái niệm nhãn hiệu

- Định nghĩa:

Khái niệm nhãn hiệu (Trademark) là một khái niệm quan trọng được chuẩn hóa quốc tế trong nội dung nghiên cứu về quyền sở hữu công nghiệp. Khái niệm đã được định nghĩa trong nhiều điều ước, công ước quốc tế và trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới dựa trên điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Xem xét trong các Điều ước quốc tế đa phương và song phương, một số văn bản pháp lý điều chỉnh liên quan đến nhãn hiệu, điển hình gồm có: Cơng ước Paris (1883), Thoả ước Madrid (1891), Hiệp định về các khía cạnh liên quan liên quan đến thương mại của SHTT (TRIPs). Điều 15, Hiệp định TRIPs(1)

đã đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu như sau:

“Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các sắc màu cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng kỷ là nhãn hiệu hàng hóa”.

1 The Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property

Rights (TRIPS): Hiệp định thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ có hiệu lực năm 1995.

ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên tồn lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký khơng thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định thì có quyền u cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

- Phân loại nhãn hiệu

Căn cứ vào các thành tố, tính chất và chức năng của nhãn hiệu mà pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới đều có thể phân loại nhãn hiệu theo các điểm chung như sau:

Thứ nhất, phân loại dựa theo các yếu tố khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, gồm: Từ ngữ, cụm từ, khẩu hiệu; Chữ cái, chữ

số; Hình vẽ, ảnh chụp; Màu sắc; Sự kết hợp các yếu tố trên. Môt số quốc gia như Hoa Kỳ và một số quốc gia phát triển, pháp luật sở hữu trí tuệ cho phép các dấu hiệu 3 chiều, âm thanh, mùi vị và cách thức trình bày sản phẩm cũng có thể bảo hộ là nhãn hiệu. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định để bảo hộ và thực tiễn cũng không thừa nhận các loại dấu hiệu này.

Thứ hai, phân loại theo mục đích sử dụng, gồm: Nhãn

hiệu hàng hóa được sử dụng cho sản phẩm hàng hóa; Nhãn hiệu dịch vụ sử dụng cho các ngành dịch vụ.

Thứ ba, phân loại theo tính chất, nhãn hiệu gồm có(1):

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hố, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an tồn hoặc các đặc tính khác của hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu.

1 Quốc hội, 2005, Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Khoản 17, 18,

19, 20, Điều 4. Theo quan điểm của Tổ chức WIPO(1) thì một nhãn hiệu

là bất kỳ dấu hiệu nào để cá biệt hóa hàng hóa của một doanh nghiệp nhất định và phân biệt chúng với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh.

Hệ thơng hóa các quan niệm khác nhau về nhãn hiệu nổi lên nội dung căn bản là: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu (Trademark) cũng đã được hình thành trong hệ thống pháp luật của Việt Nam xuất phát từ Bộ luật dân sự số 44-L/CTN ngày 28 tháng 10 năm 1995, sau đó khái niệm được đưa vào Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi số 39/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009. Cụ thể:

Điều 785, chương II, mục 1, Bộ luật Dân sự số 44-L/CTN năm 1995 quy định rõ về nhã hiệu: “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hố có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.”

Trong phạm vi văn bản pháp lý này chỉ đề cập đến nhãn hiệu hàng hóa mà chưa đề cập đến nhãn hiệu dịch vụ. Nội dung này đã được đưa chung vào hàng hóa và dịch vụ trong hệ thống văn bản Luật về sở hữu trí tuệ. Khoản 16, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 có quy định và đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu như sau: “ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt

hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. ”

1 The World Intellectual Property Organization: Tổ chức sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu Bài giảng gốc sở hữu trí tuệ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)