Thủ tục kiểm soát hải quan

Một phần của tài liệu Bài giảng gốc sở hữu trí tuệ (Trang 89 - 90)

Chương 3 : QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

5.3. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu,

5.3.5. Thủ tục kiểm soát hải quan

Đây chính là việc lực lượng kiểm sốt hải quan các cấp áp dụng các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ nộp đơn yêu cầu cung cấp liên quan đến việc chứng minh có

xâm phạm hay khơng xâm phạm; tổ chức cho các bên có liên quan được chụp ảnh, lấy mẫu về hàng hóa có nghi ngờ xâm phạm; xử lý các vấn đề khi có phát sinh tranh chấp về hiệu lực văn bằng bảo hộ, tư cách chủ thể quyền SHTT; chờ ý kiến bằng văn bản của cơ quan tịa án trong trường hợp các bên có liên quan lựa chọn hình thức xử lý theo thủ tục dân sự.

5.3.4.3 Xử lý sau khi hết thời hạn tạm dừng

Việc xử lý hàng hóa và các bên có liên quan sau khi hết thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan sẽ được thực hiện theo một trong những cách thức như sau:

Thứ nhất, cơ quan Hải quan quyết định thụ lý vụ việc theo

thủ tục hành chính khi đã khẳng định hàng hóa bị tạm dừng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở:

(i) Kết luận giám định về sở hữu trí tuệ của tổ chức giám định về SHTT (trong trường hợp trưng cầu giám định);

(ii) Ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT, các cơ quan quản lý Nhà nước khác (trong trường hợp xin ý kiến chuyên môn);

(iii) Tài liệu, chứng cứ do chủ thể quyền SHTT cung cấp. Cơ quan hải quan có quyền quyết định tạm giữ hàng hóa trong trường hợp có cơ sở khẳng định hàng hóa bị tạm dừng là hàng giả mạo về SHTT; hàng hóa xâm phạm quyền SHTT là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn ni, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng.

Thứ hai, quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan và hoàn

thành thủ tục hải quan cho hàng hóa bị tạm dừng trong các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 215 Luật SHTT, Điều 11, Thông tư 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015.

(i) Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền SHTT;

(ii) Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;

(iii) Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền SHTT và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ;

(iv) Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

5.3.6.2. Xác định hành vi (các dấu hiệu) xác định xâm phạm quyền SHTT

Trong lĩnh vực hải quan, một sản phẩm nhập khẩu bị coi là xâm phạm quyền SHTT khi sản phẩm đó có chứa những yếu tố xâm phạm quyền của từng đối tượng quyền SHTT. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm so sánh, xem xét giữa đối tượng bị nghi ngờ xâm phạm với đối tượng, phạm vi và nội dung bảo hộ tại các văn bằng bảo hộ để xác định yếu tố xâm phạm.

Dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả

(i) Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép; (ii) Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép; (iii) Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả; (iv) Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép; (v) Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vơ hiệu hố trái phép.

Dấu hiệu xâm phạm quyền liên quan

Có thể thuộc một trong các dạng sau đây:(i) Bản định hình khác để phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa

qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật Hải quan, trong đó có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền SHTT. Trường hợp xác định hàng hóa bị bắt giữ là hàng hóa xâm phạm quyền SHTT, cơ quan Hải quan có trách nhiệm căn cứ các quy định của Pháp luật về SHTT để tiến hành xử lý người vi phạm, hàng hóa xâm phạm. Theo nội dung này, trong thời gian xử lý vi phạm, lực lượng kiểm sốt có trách nhiệm rà sốt, đối chiếu giữa hàng hóa với hệ thống CSDL về SHTT của ngành hải quan, ngoài ra cơ quan Hải quan cũng có thể chủ động phối hợp trực tiếp với chủ sở hữu quyền SHTT hoặc với bộ phận chuyên trách về SHTT tại TCHQ để xác minh về chủ sở hữu quyền (trường hợp nhãn hiệu đó chưa đăng ký bảo hộ quyền SHTT) để thu thập thêm thơng tin.

Nếu phát hiện hàng hóa có dấu hiệu nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT, cơ quan Hải quan thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu quyền biết và yêu cầu phối hợp với cơ quan Hải quan trong việc xác định hàng hóa đang bị tạm giữ có phải là xâm phạm quyền SHTT hay khơng. Cơ quan Hải quan cũng có thể yêu cầu chủ thể quyền SHTT phối hợp thực hiện lấy mẫu về hàng hóa, trưng cầu giám định về SHTT để làm cơ sở cho việc kết luận, xử lý. Trường hợp hàng hóa đó khơng phải là hàng hóa xâm phạm quyền SHTT thì thực hiện việc xử lý theo các quy định khác liên quan đến việc xử lý hành vi nhập lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới.

Một phần của tài liệu Bài giảng gốc sở hữu trí tuệ (Trang 89 - 90)