Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên

Một phần của tài liệu Bài giảng gốc sở hữu trí tuệ (Trang 48 - 52)

Chương 3 : QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

3.2. Tên thương mại

3.2.2. Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên

lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.(1) Như vậy, để xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp thì trước tiên tên thương mại của tổ chức cần phải được xác định là hợp pháp thông qua các minh chứng có thể là ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác và khơng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về tên thương mại của tổ chức khác đang được bảo hộ.

Qua định nghĩa tên thương mại thì chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân được sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong khu vực kinh doanh (được sử dụng tại nơi có khách hàng, bạn hàng hoặc có danh tiếng thơng qua quảng cáo, tiếp thị, phân phối) hoặc lĩnh vực kinh doanh hợp pháp.

Chủ thể quyền sở hữu công nghiêp đối với tên thương mại có các quyền căn bản như sau: (i) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng tên thương mại theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; (ii) Ngăn cấm người khác sử dụng tên thương mại theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; (iii) Định đoạt tên thương mại theo 1 Quốc Hội, 2005, Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Khoản 3, Điều 6. (Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ)

dài cho doanh nghiệp đồng thời tạo cơ hội cho doanh nghiệp hội nhập vào thị trường thế giới; (iii) Uy tín đối với bạn hàng: Tên thương mại nổi tiếng sẽ ghi dấu ấn tốt đối với bạn hàng, khi nhắc tới sản phẩm của doanh nghiệp người ta nhớ ngay đến lợi ích mà sản phẩm mang lại cũng như doanh nghiệp sở hữu sản phẩm đó.

+ Tên thương mại giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và sức lực trong việc lựa chọn và mua sản phẩm theo mục đích và sở thích của họ.

+ Tên thương mại đảm bảo hoặc sự tin cậy giúp người tiêu dùng tìm ra chất lượng ổn định của sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại quen thuộc dù mua ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.

+ Tên thương mại đảm bảo cho người tiêu dùng có thể mua sản phẩm hoặc thuê dịch vụ tốt nhất, đảm bảo nhất trong cùng một loại.

+ Tên thương mại cá tính hố, tính cách, hình ảnh riêng cho từng người tiêu dùng trong con mắt của người khác. Tạo phong cách riêng cho người tiêu dùng và từ đó làm cho họ u thích hàng hố mang tên thương mại đó.(1)

3.2.2. Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tên thương mại

3.2.2.1 Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là một trong các quyền sở hữu công nghiệp quan trọng được pháp luật quốc tế và các quốc gia công nhận và bảo hộ đối với chủ thể của quyền. Đối với pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền đối với tên thương mại mới được bổ sung vào đối tượng quyền sở hữu

chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.

3.2.2.3 Đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Một sự khác biệt căn bản đối với các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp, như: sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp .. cần thực hiện đăng ký và xin cấp văn bằng bảo hộ thì đối tượng tên thương mại khơng cần thực hiện công việc đăng ký và xin cấp văn bằng bảo hộ. Khoản 3, Điều 6 của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định rõ: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.”

Tuy nhiên để có thể sử dụng hợp pháp tên thương mại thì trước đó tên thương mại này đã được công nhận trên cơ sở sự cấp phép đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh cho tổ chức, cá nhân từ cơ quan quản lý nhà nước chức năng. Đây chính là minh chứng cho sự hợp pháp của tên thương mại thông qua các minh chứng như: Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đăng ký mã số thuế, điều lệ cơng ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác. Vì vậy, để tránh những hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, giải quyết hiệu quả những tranh chấp về tên thương mại, Bộ Khoa học và Công nghệ (cơ quan chủ quản của Cục Sở hữu trí tuệ) cần phối hợp, chia sẻ, trao đổi thông tin đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các sở Kế hoạch và Đầu tư các Tỉnh, Thành quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trong đó, sử dụng tên thương

mại được hiểu là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hố, bao bì hàng hố và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo(1).

3.2.2.2 Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối tên thương mại

Để được bảo hộ, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định rõ điều kiện chung nhất mà tên thương mại cần thỏa mãn là: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Khả năng phân biệt tên thương mại được hiểu khi tên thương mại đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Một là, tên thương mại chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; Hai là, tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; Ba là, tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.(2)

Đặc biệt, pháp luật sở hữu trí tuệ cũng quy định rõ đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại đối với tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ 1 Quốc Hội, 2005, Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Khoản 2, Điều 121, Điều 123 và khoản 6 Điều 124.

2 Quốc Hội, 2005, Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Điều 76, điều 77 và điều 78.

toàn lãnh thổ Việt Nam và đôi khi cả trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên của công ước Paris 1883, các hiệp định, hiệp ước mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Phạm vi bảo hộ tên thương mại cũng được nhấn mạnh trong điều 8, điều 9 và điều 10ter của Công ước Paris mà Việt Nam là thành viên. Điển hình, điều 8 của Cơng ước Paris 1883 quy định rõ:’Tên thương mại được

bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay khơng là một phần của một nhãn hiệu hàng hoá’.

Hiệu lực về thời gian đối với tên thương mại không phụ thuộc vào thời hạn ghi trên văn bằng bảo hộ như những đối tượng khác (thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp…). Thời gian bảo hộ đối với tên thương mại gắn với sự tồn tại của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Nếu tổ chức cá nhân kinh doanh không tồn tại thì tên gọi cũng khơng tồn tại và như vậy tên thương mại cũng sẽ khơng cịn hiệu lực.

Cần chú ý khi xem xét phạm vi bảo hộ với tên thương mại, việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh, thủ tục đầu tư không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là tên thương mại hợp pháp. Quan trọng là tên gọi này phải đáp ứng được ba điều kiện bảo hộ tên thương mại nêu trên.(1)

3.2.2.5 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại đều được quy định rõ trong pháp luật sở hữu trí tuệ của các quốc gia và pháp luật quốc tế liên quan nhằm làm căn cứ cho việc ngăn chặn thiệt hại cho chủ thể quyền, đảm bảo sự

1 Chính phủ, 2006, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, Điều 16. phố trực thuộc Trung ương trong rà soát và cấp phép đầu tư,

cấp giấy đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp mới đảm bảo tránh hành vi vi phạm tên thương mại của các doanh nghiệp đang hoạt động cùng ngành, cùng lĩnh vực(1).

3.2.2.4 Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Quyền sở hữu cơng nghiệp đối với tên thương mại có tính đặc thù so với các đối tượng khác như: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.. nên phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp.

Cần hiểu rõ khu vực kinh doanh nêu trên được hiểu là khu vực kinh doanh mà tên thương mại được sử dụng tại nơi có khách hàng, bạn hàng hoặc có danh tiếng thơng qua quảng cáo, tiếp thị, phân phối. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực kinh doanh hợp pháp được hiểu là các lĩnh vực kinh doanh được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác.

Như vậy, phạm vi lãnh thổ có hiệu lực của tên thương mại tùy thuộc vào sự danh tiếng, quy mô, phạm vi của sự nhận biết đối với từng tên thương mại của tổ chức, cá nhân. Có tên thương mại chỉ có hiệu lực trong phạm vi một huyện, một tỉnh. Tuy nhiên, có những tên thương mại lại có hiệu lực trên phạm vi

mại hay khơng. Pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuê quy định về nhận diện các yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại như sau: (i) Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hố, bao bì hàng hố, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; (ii). Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại; (iii) Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay khơng, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây: Thứ nhất, dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ; Thứ hai, sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ(1).

1 Chính phủ, 2006, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, Điều 5, Điều 13. cạnh tranh lành mạnh và là căn cứ cho việc giải quyết các tranh

chấp về tên thương mại giữa các chủ thể kinh doanh.

Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định rõ hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại, như: “Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn

thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại”.(1)

Cụ thể, hành vi bị xem xét và bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại nêu trên khi xem xét có đủ các căn cứ sau đây: Một là, đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại; Hai là, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét. Các yếu tố này được quy định cụ thể làm căn cứ cho xác định hành vi xâm phạm quyền; Ba là, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và khơng phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép công nhận chủ thể quyền; Bốn là, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Cần chú ý rằng hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền, yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền và chủ thể quyền đưa ra kết luận có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương 1 Quốc Hội, 2005, Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, Khoản 2, Điều

tuệ được bảo hộ theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ

(SHTT) ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Trước khi tìm hiểu những điều kiện để tên của một vùng, miền có thể được công nhận bảo hộ là chỉ dẫn địa lý cho một loại sản phẩm hàng hóa nào đó, chúng ta cần hiểu thế nào là chỉ dẫn địa lý?

Chỉ dẫn địa lý là tài sản quốc gia, có vai trị và tầm quan trọng do chỉ dẫn địa lý gắn với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất, đặc trưng về chất lượng và danh tiếng của sản phẩm.

Chỉ dẫn địa lý (geographical indication) là thuật ngữ pháp lý được ghi nhận chính thức tại Hiệp định TRIPS với ý nghĩa là “những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một

Một phần của tài liệu Bài giảng gốc sở hữu trí tuệ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)