Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Một phần của tài liệu Bài giảng gốc sở hữu trí tuệ (Trang 54 - 55)

Chương 3 : QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

3.3. Chỉ dẫn địa lý

3.3.2. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Hiện nay, với tư cách là một thành viên của Thỏa ước Madrid, Hiệp định TRIPS, các quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ta có nhiều điểm tương đổng, dựa trên những quy định của thỏa ước quốc tế

Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

Trong đó, có nguồn gốc từ khu vực địa lý được hiểu là sản phẩm phải được sản xuất, gia công, chế biến từ vùng địa lý đó. Mà theo đó nếu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải liên quan đến khu vực địa lý đặc biệt, nếu sản xuất ở nơi khác sẽ không đảm bảo được chất lượng, uy tín như vậy.

- Thứ hai, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thơng qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó

Về phạm vi quyền, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Tổ chức được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc tổ chức được trao quyền quản lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó theo quy định pháp luật hiện hành.

+ Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam.

- Chỉ dẫn địa lý của nước ngồi mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc khơng cịn được sử dụng.

- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm.

- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Như vậy, nếu một địa danh đăng ký cho sản phẩm được sản xuất tại đó thuộc một hoặc nhiều hơn trong bốn trường hợp nêu trên sẽ không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý.

điều kiện địa lý của địa danh đó. Vậy để sản phẩm có được những đặc tính khác biệt, bắt buộc sản phẩm đó phải được sản xuất tại địa danh đó. Chúng ta có thể lấy một số ví dụ điển hình đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cơng nhận, bảo hộ là chỉ dẫn địa lý như: Nước mắm Phú Quốc; Cà phê nhân Buôn Ma Thuột; Bưởi Đoan Hùng; Vải thiều Thanh Hà; Gạo Tám Xoan…

Một phần của tài liệu Bài giảng gốc sở hữu trí tuệ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)