Phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ phục vụ

Một phần của tài liệu Bài giảng gốc sở hữu trí tuệ (Trang 35 - 36)

Chương 3 : QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

3.1 Nhãn hiệu

3.1.2: Phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ phục vụ

ký nhãn hiệu

Trên thế giới, liên quan đến đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ được dựa trên Thỏa ước NICE (NA: Nice Agreement) được thiết lập năm 1957(1). Thỏa ước Nice xây dựng lên Bảng Phân loại Nice (NLC: The Nice Classification). NLC là một hệ thống phân loại quốc tế được dùng để thông kê và phân loại về hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho việc đăng ký các nhãn hiệu(2).

Thỏa ước Nice là một hiệp định đa phương được quản lý bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO: The World Intellectual Property Organization), xây dựng Bảng phân loại Nice. Thỏa ước được các thành viên ký ngày 15 tháng 6 năm 1957, được sửa đổi nhiều lần qua các mốc thời gian như: ngày 14 tháng 7 năm 1967 tại Stockholm và ngày 28 tháng 9 năm 1979 tại Geneva. Tính đến năm 2018, có 88 quốc gia tham gia Thỏa ước Nice và có khoảng 46 quốc gia áp dụng bảng phân loại Nice, trong đó có Việt Nam. Trong thỏa ước Nice, các thành viên có nghĩa vụ và quyền lợi trong đó các cơ quan có thẩm quyền nhà nước tại các quốc gia thành viên của Thỏa ước Nice có nghĩa vụ đính kèm các tài liệu chính thức và các ấn phẩm có liên quan đăng ký nhãn hiệu, số của các nhóm hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu được đăng ký thuộc các nhóm phân loại đó.

Bên cạnh đó, trên thế giới hiện có khoảng 150 cơ quan trên thế giới áp dụng Bảng phân loại Nice. Con số này bao gồm cả các vùng lãnh thổ. Ngồi ra, có 4 tổ chức khu vực, đó là: Tổ

1 https://www.wipo.int/classifications/nice/en/preface.html

2 http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/cac-cau-hoi- thuong-gap-ve-thoa-uoc-nice/804.html

http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/bang-phan-loai-hang- hoa-dich-vu-nice-10/188.html

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.(1)

- Các chức năng chính của nhãn hiệu

Một là, nhãn hiệu giúp khách hàng nhận ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp cụ thể (thể hiện tính xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm) nhằm phân biệt chúng với các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự do các doanh nghiệp cạnh tranh cung cấp). Người tiêu dùng hài lòng với một sản phẩm cụ thể rất có khả năng lại mua hoặc sử dụng sản phẩm đó trong tương lai. Do vậy, người tiêu dùng khi quyết định mua sản phẩm cần phân biệt được một cách dễ dàng giữa các sản phẩm giống hệt hoặc tương tự và truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Hai là, nhãn hiệu giúp cho doanh nghiệp phân biệt hóa sản phẩm của họ với sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh. Vì thế, nhãn hiệu có một chức năng phân biệt và vai trò then chốt trong chiến lược quảng cáo và tiếp thị của daonh nghiệp nhằm xây dựng hình ảnh và uy tín riêng về các sản phẩm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.

Ba là, nhãn hiệu còn phản ánh rõ chức năng chất lượng của sản phẩm bán trên thị trường vì thế tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào việc duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm tính chun biệt hóa và khẳng định xuất xứ, nguồn gốc sản xuất của sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín tốt trên thị trường và đối với người tiêu dùng.

đổi được thực hiện bởi Hội đồng Chuyên gia được thành lập theo Thỏa ước Nice. Tất cả các quốc gia thành viên của Thỏa ước là thành viên của Hội đồng Chuyên gia. Phiên bản đầu tiên của Phân loại Nice được xuất bản năm 1963, lần thứ hai năm 1971, lần thứ ba năm 1981, lần thứ tư năm 1983, lần thứ năm năm 1987, lần thứ sáu năm 1992, lần thứ bảy năm 1996, lần thứ tám năm 2001, lần thứ chín vào năm 2006, lần thứ mười vào năm 2011 và lần thứ mười một vào năm 2016. Kể từ năm 2013, một phiên bản mới của mỗi phiên bản được xuất bản hàng năm. Phiên bản hiện tại là phiên bản 2019 của phiên bản thứ mười một. Phiên bản có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Một phần của tài liệu Bài giảng gốc sở hữu trí tuệ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)