Chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc (Trang 85 - 100)

Nh− đã nói ở trên, trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói riêng, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro, hay nói cách khác, lợi nhuận là cái giá phải trả cho sự mạo hiểm. Ngân hàng ngoài việc đa dạng hóa hoạt động, có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Có thể phòng ngừa rủi ro bằng các cách sau:

Thứ nhất, duy trì trạng thái ngoại tệ cân bằng (square position). Có thể nói, đây là một biện pháp loại trừ rủi ro và tuyệt đối an toàn nh−ng đồng thời ngân hàng cũng mất đi khả năng đầu cơ vào biến động tỷ giá.

Thứ hai, quản lý trạng thái ngoại tệ theo từng thời kì. Theo quy định, mức trạng thái đ−ợc phép là +/-30% vốn tự có và ngân hàng có thể thay đổi một cách linh động trạng thái ngoại tệ của mình theo xu thế thị tr−ờng. Các lãnh đạo là ng−ời quyết định vấn đề này nên họ phải có khả năng phân tích và phán đoán tốt cung cầu thị tr−ờng cũng nh− nắm rõ khả năng thanh khoản của ngân hàng. Một số ngân hàng lớn nhờ có sự chuyên nghiệp và trình độ quản lý cao có khả năng nắm bắt tình hình thị tr−ờng rất nhanh nhạy và chính xác nên việc theo dõi những động thái của họ cũng rất quan trọng. Điều này cũng giống nh− việc các nhà đầu t− nhỏ th−ờng hành động theo các nhà đầu t− lớn trên thị tr−ờng chứng khoán. Tất nhiên, điều này cũng không hoàn toàn đúng và bản thân chúng ta nên có những đánh giá riêng của mình.

Thứ ba, bảo hiểm rủi ro bằng các nghiệp vụ phái sinh. Biện pháp này đối với KEB hiện còn hạn chế do KEB Hà Nội ch−a đ−ợc phép tham gia giao dịch ngoại hối trên thị tr−ờng quốc tế mà chỉ đ−ợc thực hiện giao dịch với KEB Hội sở chính vì thế nên điều kiện để tiếp cận các nghiệp vụ phái sinh không nhiều.

Tuy các biện pháp phòng ngừa nói trên đều ít nhiều ảnh h−ởng đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận nh−ng là rất cần thiết để các ngân hàng giảm thiểu rủi ro đố với hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong lĩnh vực ngân hàng.

3.2.3. Một số kiến nghị về phía các cơ quan chức năng của Việt Nam

3.2.3.1 Kiến nghị đối với NHNN

- Hoàn thiện chính sách tỷ giá

Giá cả đ−ợc hình thành theo quy luật cung cầu là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất để thị tr−ờng hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, tiền tệ lại là một thứ hàng hóa đặc biệt và sự biến động giá cả của nó có tác động mạnh mẽ và toàn diện lên nhiều mặt của xã hội. Hơn nữa, thị tr−ờng ngoại hối của Việt Nam còn nhỏ bé, ch−a phát triển và dễ dàng bị thao túng bởi những thế lực kinh tế mạnh, do vậy, tất yếu là cần phải bảo hộ tỷ giá. Hiện nay, Nhà n−ớc điều tiết tỷ giá bằng cách áp dụng biên độ giao động +/- 3% cho tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề là tỷ giá bình quân và biên độ cho phép này có theo sát đ−ợc cung cầu thị tr−ờng hay ch−a. Nếu tỷ giá quá cao hay quá thấp so với tỷ giá thị tr−ờng thì sẽ làm cản trở giao dịch trên thị tr−ờng ngoại hối, kích thích đầu cơ và tạo điều kiện cho thị tr−ờng tự do phát triển.

Thời gian qua, nhất là trong những tháng đầu năm 2008, diễn biến cung cầu trên thị tr−ờng ngoại hối vô cùng phức tạp, có lúc giá USD trên thị tr−ờng tự do lên đến 19,000VND/USD. NHNN đã phải tiến hành liên tiếp các biện

pháp điều chỉnh, biên độ giao dịch đã đ−ợc liên tục nới rộng từ 0.5% lên 0.75% rồi đến 1% và 2% theo quyết định 1436/2008/QĐ-NHNN ngày 26/06/2008. Tỷ giá bình quân trên thị tr−ờng liên ngân hàng cũng đ−ợc điều chỉnh mạnh từ mức 16,139VND/USD ngày 10/06/2008 lên 16,461 ngày 11/06/2008 tăng 2% và duy trì ở mức 16,500 - 16,520 trong suốt tháng 9 và 10 năm 2008. Thị tr−ờng Interbank thời gian này cũng có mức giá giao dịch khoảng 16,600 – 16,700. Mức tỷ giá cơ bản này và biên độ 2% đ−ợc coi là khá phù hợp và phản ánh đúng cung cầu thị tr−ờng, thể hiện sự linh động trong cơ chế điều hành tỷ giá của NHNN. Tuy nhiên từ cuối tháng 10.2008 trở lại đây, tỷ giá trên thị tr−ờng có dấu hiệu tăng trở lại. Thị tr−ờng Interbank th−ờng xuyên giao dịch ở mức trần cho phép còn trên thị tr−ờng tự do có lúc tỷ giá USD/ VND lên đến 17,500; trung bình khoảng 17,200. [20], [21]. Nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh h−ởng của cuộc khủng hoảng tài chính ngày một sâu rộng trên toàn Thế giới khiến cho nguồn ngoại tệ từ n−ớc ngoài bị thu hẹp, nguồn thu từ xuất khẩu cũng bị hạn chế do khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu. Bên cạnh đó là động thái cơ cấu lại danh mục đầu t− và khả năng co hẹp đầu t− của các nhà đầu t− lớn. Tr−ớc tình hình đó, ngày 6/11/2008, một lần nữa NHNN lại tăng biên độ lên 3%, tuy nhiên lại dè dặt hạ dần tỷ giá bình quân liên ngân hàng khiến các ngân hàng chỉ có thể giao dịch với mức giá tối đa ch−a đến 17,000; còn cách thị tr−ờng tự do vài trăm điểm. Một số ngân hàng lớn vẫn tuyên bố đủ USD cung cấp cho khách hàng, song thực tế họ vẫn phải xin sự hỗ trợ từ NHNN. Thị tr−ờng Interbank thì gần nh− đóng băng từ cuối tháng 10/2008 đến hết tháng 11/2008 (là thời điểm ng−ời viết hoàn thành luận văn) do xu h−ớng một chiều, chỉ có nhu cầu mua, không có nhu cầu bán, các NHTM đều tìm cách găm giữ USD để hỗ trợ khách hàng, và chờ đợi động thái mới của NHNN.

Nh− vậy, có thể thấy những nỗ lực của NHNN trong việc thực hiện một chính sách tỷ giá theo sát cung cầu, song khoảng thời gian để đ−a ra các giải pháp còn ch−a kịp thời, và ch−a thể hiện đ−ợc tính chủ động. Về lâu dài NHNN cần phải có những biện pháp đồng bộ hơn để quản lý thị tr−ờng ngoại hối. Cần phải chú trọng hơn nữa đến công cụ lãi suất để điều tiết thị tr−ờng ngoại hối thay vì quá tập trung vào các quy định về tỷ giá nh− hiện nay. Hơn nữa, sự linh hoạt của tỷ giá cũng ngày một đòi hỏi cao hơn khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, vì thế NHNN cần chủ động hơn nữa trong việc cập nhật kịp thời những thông tin liên quan đến các đồng tiền chủ yếu trong rổ đồng tiền có vị trí quan trọng trong cơ cấu xuất nhập khẩu, dự trữ ngoại hối, đầu t− và vay trả nợ n−ớc ngoài của Việt Nam kết hợp với những yếu tố thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc.

- Hoàn thiện và phát triển thị trờng ngoại tệ liên ngân hàng

Để hoàn thiện và phát triển hơn nữa TTNTLNH, tác giả xin kiến nghị các giải pháp chính sau:

+ NHNN phải thực hiện tốt vai trò là ng−ời mua bán cuối cùng trên thị tr−ờng ngoại hối. Bằng những động thái khéo léo, NHNN có thể đem lại những tác động tích cực cho thị tr−ờng ngoại hối, khiến cho thị tr−ờng diễn ra ổn định, nhịp nhàng. Nếu NHNN không can thiệp hoặc can thiệp chậm với quy mô không thích hợp thì sẽ làm phát sinh tâm lý rụt rè, chờ đợi của các NHTM, khiến cho thị tr−ờng ngoại hối rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá.

+ Thiết lập TTNTLNH có sự tham gia của các công ty môi giới. Đây là một yếu tố rất quan trọng thúc đẩy thị tr−ờng phát triển, là một bộ phận rất quan trọng tại các thị tr−ờng ngoại hối tiên tiến nh−ng ở Việt Nam hiện nay vẫn ch−a có điều kiện phát triển.

+ Mở rộng số l−ợng thành viên tham gia TTNTLNH và tăng c−ờng chất l−ợng tham gia của các thành viên. Hiện nay, các thành viên tham gia tích cực trên thị tr−ờng không nhiều và chủ yếu diễn ra tình trạng ng−ời chuyên đi bán, ng−ời chuyên đi mua, làm giảm đi tính đặc thù của thị tr−ờng ngoại hối và kiềm chế sự phát triển của thị tr−ờng này.

- Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trờng ngoại hối

Với vai trò là ngân hàng trung −ơng, NHNN tham gia TTNTLNH vừa với t− cách thành viên, vừa với t− cách tổ chức, quản lý và điều hành thị tr−ờng này. Để thực hiện vay trò này, NHNN phải là ng−ời mua bán cuối cùng trên thị tr−ờng. Song, để làm đ−ợc điều này một cách hiệu quả là không đơn giản và phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là tiềm lực tài chính của NHNN đến đâu.

Nhìn lại những tháng đầu năm 2008, thị tr−ờng ngoại hối Việt Nam đã liên tục trải qua những cú sốc lớn. Cú sốc thứ nhất là tình trạng d− thừa USD ch−a từng thấy, giá USD lao dốc và các nhà đầu t− tháo chạy khỏi đồng USD khiến giá USD trên thị tr−ờng tự do gần chạm đáy 15,000 vào ngày 20/03/2008. Các NHTM dù đã đ−ợc phép áp dụng biên độ 1% kể từ ngày 10/03/2008 nh−ng vẫn từ chối mua USD của khách hàng hoặc chỉ mua với điều kiện khách hàng phải trả một mức phí rất cao từ 2% - 4%. [20], [21]Mức phí này là để bù đắp chênh lệch giữa giá niêm yết và giá USD trên thị tr−ờng tự do. Tr−ớc tình hình này, NHNN đã không mạnh tay mua vào USD để gia tăng dự trữ quốc gia và bình ổn thị tr−ờng do sức ép của mục tiêu kiềm chế lạm phát. Nếu NHNN mua USD thì cũng đồng nghĩa là đẩy ra thị tr−ờng một l−ợng VND lớn có thể tiếp tục đẩy lạm phát lên cao. Hành động mua vào rất dè dặt và nhỏ giọt của NHNN chỉ có tính chất hỗ trợ tâm lý.

Tuy nhiên, tình thế trên lại đảo chiều bất ngờ. Chỉ sau khi USD chạm đáy 1 tuần, giá USD bắt đầu tăng trở lại với tốc độ rất nhanh. Ngày 27/3, giá

USD đã tăng hơn 100 điểm trong ngày giao dịch và là tín hiệu cho một đợt tăng giá dài hơi. Tỷ giá tiếp tục tăng v−ợt trần và từ chỗ từ chối mua USD của khách hàng, giờ đây, các NHTM lại quay sang từ chối bán USD cho khách hàng. Từ chỗ các doanh nghiệp xuất khẩu muốn bán USD thì phải trả phí, thì giờ đây, các doanh nghiệp nhập khẩu lại phải trả phí rất cao để mua USD. Sự điều chỉnh mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 2% trong ngày 11/6 của NHNN vẫn không thỏa mãn đ−ợc cơn khát thị tr−ờng và tỷ giá đã leo lên tới mốc 19,000 trong ngày 19/06/2008. [20], [21] Tr−ớc tình hình đó, NHNN đã phải tiến hành đồng loạt các biện pháp mạnh tay để kéo thị tr−ờng quay lại nh−: tăng biên độ giao dịch lên 2%, công bố dự trữ quốc gia và tuyên bố có đủ USD để thỏa mãn nhu cầu thị tr−ờng và sẽ xem xét bán USD cho các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế, tuyên bố xử lý mạnh các NHTM giao dịch v−ợt trần bằng các biện pháp thu phí hay giao dịch qua ngoại tệ thứ ba và xử lý mạnh tay những hành vi đầu cơ, gây bất ổn thị tr−ờng trên thị tr−ờng tự do... Các biện pháp đồng loạt trên đã bắt đầu phát huy tác dụng và trong các tháng 8, 9, 10 thị tr−ờng đã lấy lại sự bình ổn, giá USD giao động quanh mốc 16,600 - 16,700.

Nh− vậy, có thể thấy, NHNN vẫn ch−a nắm vai trò chủ động điều tiết trên thị tr−ờng ngoại hối, tạo điều kiện cho các yếu tố đầu cơ phát triển, lũng đoạn thị tr−ờng và ng−ời thiệt đơn, thiệt kép là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do chúng ta thiếu những thông tin tổng hợp và khả năng dự báo thị tr−ờng yếu, hơn nữa, dự trữ ngoại hối của ta còn mỏng và qua nhiều tầng nấc quản lý, không tập trung trong tay NHNN, vì thế nên các biện pháp ứng biến còn thiếu tính kịp thời. Một vấn đề nữa là sự can thiệp của NHNN trên thị tr−ờng ngoại hối có tác động mạnh đến cung tiền vì vậy cần phối hợp nhịp nhàng với nghiệp vụ thị tr−ờng mở để làm triệt tiêu các phản ứng phụ đối với nền kinh tế. Ví dụ nh− khi NHNN can thiệp bằng cách mua ngoại tệ, thì thị tr−ờng mở cần hút bớt l−ợng nội tệ ngoài l−u thông để

tránh lạm phát bằng cách bán ra các giấy tờ có giá. Ng−ợc lại, khi NHNN bán ngoại tệ ra thì thị tr−ờng mở cần bơm thêm nội tệ vào l−u thông để tránh thiểu phát bằng cách mua lại các giấy tờ có giá.

Tóm lại, NHNN cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình trên thị tr−ờng ngoại hối bằng việc tăng c−ờng dự trữ ngoại tệ, chủ động và phối hợp nhịp nhàng các công cụ điều tiết thị tr−ờng của mình để tạo đà cho thị tr−ờng ngoại hối phát triển ổn định.

3.2.3.2 Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan

- Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần phối hợp triển khai h−ớng dẫn các doanh nghiệp các kiến thức về kinh doanh ngoại hối và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, giúp các doanh nghiệp nhận thức đ−ợc vấn đề rủi ro tỷ giá và chủ động có các biện pháp bảo hiểm và giảm thiểu rủi ro bằng các công cụ phái sinh.

Trên thực tế, một số NHTM bắt đầu triển khai các sản phẩm phái sinh đều gặp phải một thực tế rất đáng nản đó là sự không mặn mà của các doanh nghiệp. Một số ngân hàng nh− ngân hàng Techcombank, ngân hàng TMCP Quân đội, ... đã tổ chức các hội thảo giới thiệu các loại sản phẩm phái sinh, thậm chí tổ chức cả một tổ công tác cơ động để trực tiếp t− vấn cho khách hàng, nh−ng xem ra các doanh nghiệp vẫn đang rất thờ ơ. Bản thân NHNN cũng tổ chức các cuộc hội thảo khá quy mô nh−ng vẫn không cải thiện đ−ợc tình hình. Nguyên nhân thì có rất nhiều :

+ Thứ nhất là do thiếu nhân sự am hiểu sản phẩm phái sinh. Đối với các ngân hàng, các chuyên gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn ứng dụng sản phẩm phái sinh vẫn còn hạn chế, ch−a nói đến nguồn nhân sự cho các doanh nghiệp. Vì thế, đa phần các doanh nghiệp chỉ biết đến nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn, các nghiệp vụ mới khác nh− quyền chọn thì còn quá mới mẻ và khó hiểu với họ.

+ Thứ hai là do chính sách bảo hộ ngầm tỷ giá USD /VND của Nhà n−ớc tạo cho doanh nghiệp tâm lý ỷ lại, bị động, không chủ động phòng ngừa rủi ro tỷ giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thứ ba là khung pháp lý cho việc ứng dụng sản phẩm phái sinh còn thiếu nh− ch−a có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh cũng nh− các NHTM triển khai các sản phẩm phái sinh, ch−a có quy định cụ thể về hạch toán kế toán đối với các loại giao dịch này.

Thời gian gần đây, khi chính sách điều hành tỷ giá của NHNN bắt đầu chuyển biến rõ rệt, tiến gần tới cơ chế linh hoạt và sát với thị tr−ờng, biên độ đ−ợc nới rộng tới 3%, thì các doanh nghiệp đã bắt đầu cảm nhận đ−ợc rủi ro tỷ giá đang hiện hữu và ngày một lớn hơn. Có lẽ đã đến thời của các giao dịch phái sinh. Đây là lúc Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ ngành liên quan nh− Bộ Công Th−ơng phối hợp với NHNN, tiến hành tăng c−ờng trang bị các kiến thức phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các công cụ phái sinh cho các doanh nghiệp, cho họ nhận thức đ−ợc rằng đây là những công cụ bảo vệ lợi ích cho chính họ, đánh tan tâm lý đầu cơ, chỉ muốn kiếm lời mà không muốn bỏ nhiều chi phí hay chịu lỗ.

- Cần phải có sự rà soát lại th−ờng xuyên các văn bản pháp luật, phát

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc (Trang 85 - 100)