3.2.1.1.Nâng cao uy tín ngân hàng
Hoạt động kinh doanh trên thị tr−ờng ngoại hối là hoạt động kinh doanh đặc thù đòi hỏi uy tín cao của ngân hàng vì các giao dịch th−ờng chỉ đ−ợc xác nhận qua điện thoại, fax… song một khi đã đ−ợc xác nhận, các giao dịch bắt buộc phải đ−ợc thực hiện. Nếu giao dịch không đ−ợc thực hiện sẽ gây ra rủi ro rất lớn cho đối tác. Chính vì vậy, một ngân hàng lớn và uy tín th−ờng thu hút đ−ợc nhiều các giao dịch ngoại tệ hơn các ngân hàng nhỏ và uy tín thấp. Uy tín của một ngân hàng cần phải đ−ợc gây dựng một cách lâu dài và phải đ−ợc củng cố th−ờng xuyên, vì chỉ một lần mất uy tín với đối tác sẽ ảnh h−ởng nghiêm trọng dến khả năng giao dịch ngoại hối của ngân hàng đó trên thị tr−ờng.
KEB đã có thời gian gây dựng uy tín lâu năm trên thị tr−ờng tài chính châu á cũng nh− trên thị tr−ờng Việt Nam. Các đối tác quen thuộc của KEB
Hà Nội trên TTNTLNH bao gồm các ngân hàng lớn của Việt Nam nh− Vietcombank, Ngân hàng Đầu t− và Phát triển Việt Nam … và nhiều ngân hàng n−ớc ngoài danh tiếng nh− HSBC, ANZ, Citi bank, Standard Chartered Bank… Tất cả các đối tác này đều có những nhận xét rất tích cực về KEB Hà Nội về tác phong làm việc chuyên nghiệp, chính xác và nhanh nhạy.
Tuy nhiên, để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh hơn nữa, KEB Hà Nội cần phải liên tục nâng cao uy tín của mình một cách đồng bộ, từ tăng c−ờng sức mạnh tài chính, nâng cấp trang thiết bị hiện đại, bồi d−ỡng nghiệp vụ kinh doanh cho các cán bộ và đặc biệt chú trọng đến tính đạo đức trong nghề nghiệp.
3.2.1.2.Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính của các NHTM đóng vai trò quan trọng trong khả năng tham gia vào các giao dịch ngoại hối của ngân hàng. Tiêu chí đầu tiên, trực tiếp nhất thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng là vốn điều lệ. Sở dĩ vốn điều lệ ảnh h−ởng đến khả năng tham gia các hoạt động ngoại hối vì các ngân hàng trung −ơng trên thế giới đều quy định một hạn mức nhất định cho các NHTM đối với các giao dịch ngoại hối. Hạn mức này chính là trạng thái ngoại hối đ−ợc phép duy trì cuối ngày làm việc và đ−ợc tính trên vốn điều lệ của các NHTM. Trạng thái ngoại tệ của một ngoại tệ, theo định nghĩa trong quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 do NHNN ban hành về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng đ−ợc phép hoạt động ngoại hối, là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ bằng ngoại tệ này, bao gồm cả các tài khoản mua bán ngoại tệ ngoại bảng t−ơng ứng. Ngoại tệ có trạng thái d−ơng khi tổng tài sản Có lớn hơn tổng tài sản Nợ (thuật ngữ tiếng Anh là long position). Ngoại tệ có trạng thái âm khi tổng tài sản Có nhỏ hơn tổng tài sản Nợ (thuật ngữ tiếng Anh là short position). Ngoại tệ có trạng thái
cân bằng khi tổng tài sản Có bằng tổng tài sản Nợ (thuật ngữ tiếng Anh là square position).
Việc quy định về trạng thái ngoại tệ cho các NHTM là hết sức ý nghĩa đối với các NHTW trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng, kiểm soát các hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ của các NHTM, góp phần làm lành mạnh hoá thị tr−ờng ngoại hối, tạo môi tr−ờng ngoại hối thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đối với bản thân các NHTM, việc quản lý trạng thái ngoại hối cũng là một công tác quan trọng để quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các chi nhánh, các cán bộ giao dịch, góp phần giảm thiểu rủi ro. Bản thân các NHTM cũng có những quy định riêng cho từng chi nhánh về trạng thái ngoại hối đ−ợc phép tuỳ theo quy mô của từng chi nhánh.
Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN quy định trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng đ−ợc phép kinh doanh ngoại tệ không đ−ợc v−ợt quá +/- 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó. Tuy vậy, quyết định này loại trừ các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng n−ớc ngoài ra khỏi đối t−ợng áp dụng. Song, đến ngày 2/10/2003, NHNN lại ban hành quyết định 1168/2003/QĐ-NHNN để xóa bỏ nội dung loại trừ nói trên.
Hiện nay các NHTM của Việt Nam đều tiến hành tăng vốn điều lệ để đáp ứng các điều kiện mới của một NHTM do NHNN ban hành. Mức trạng thái 30% vốn điều lệ là khá hợp lí cho các NHTM có thể phục vụ những nhu cầu lớn của khách hàng. Tuy nhiên, đối với một số chi nhánh ngân hàng nhỏ nh− KEB, mức vốn điều lệ rất thấp và không tăng tr−ởng từ khi thành lập đến nay. Hiện nay KEB là một trong những ngân hàng n−ớc ngoài có vốn điều lệ thấp nhất là 15 triệu USD. Hạn mức 30% chỉ t−ơng đ−ơng với 4.5 triệu USD, đấy là ch−a kể theo quy định của KEB Head office, trạng thái ngoại tệ của
KEB Hà Nội chỉ đ−ợc phép trong phạm vi 4 triệu USD. Đây thực sự là một con số quá nhỏ, gây cản trở lớn đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Nhiều khách hàng có nhu cầu rất lớn nh−ng ngân hàng không có khả năng đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng đ−ợc một phần nên ảnh h−ởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Sở dĩ KEB Hà Nội vẫn duy trì mức vốn điều lệ thấp nh− vậy là vì KEB Hà Nội không gặp khó khăn trong việc cung cấp các khoản tín dụng cho khách hàng do d− nợ của KEB Hà Nội không bị hạn chế bởi vốn điều lệ và nguồn vốn cho tín dụng vẫn đ−ợc đáp ứng đầy đủ từ nguồn vốn huy động của khách hàng. Tuy nhiên, nh− phân tích trên đây, về lâu dài, KEB Hà Nội cần phải tiến hành tăng vốn điều lệ trong t−ơng lai nếu muốn phát huy tối đa hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại hối.