Nâng cao trình độ và chất l−ợng của đội ngũ cán bộ kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc (Trang 78 - 80)

Cũng nh− mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội khác, yếu tố con ng−ời đóng vai trò khá then chốt trong hoạt động ngân hàng, nhất là khi hoạt động ngân hàng đang là một lĩnh vực hoạt động có tốc độ phát triển rất cao. Nhận thấy tầm quan trọng đó, ban giám đốc KEB Hà Nội rất chú trọng tìm kiếm nhân tài. Tuy nhiên, do khác biệt về văn hóa nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng, đôi khi Ban giám đốc không đánh giá hết đ−ợc năng lực của các nhân viên và không ít nhân viên đã chuyển sang làm việc tại các ngân hàng khác, gây ra hiện t−ợng chảy máu chất xám rất đáng tiếc. Ngân hàng nhiều khi ở trong tình trạng thiếu nhân lực có kinh nghiệm.

Lĩnh vực kinh doanh ngoại hối lại là một trong những nghiệp vụ khó, ẩn chứa nhiều rủi ro, và mới còn phát triển rất sơ khai. Cán bộ kinh doanh ngoại tệ vì thế đòi hỏi yêu cầu rất cao, giỏi chuyên môn, ngoại ngữ và tin học, ngoài ra phải có khả năng phân tích và dự đoán tốt, có hiểu biết rộng rãi về thị

tr−ờng tài chính tiền tệ và những vận động của nó. Hiện nay, các cán bộ kinh doanh ngoại tệ ở ngân hàng KEB đều ch−a đ−ợc đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này. Đây cũng là tình trạng chung của các NHTM khác ở Việt Nam. Hiện tại, các tr−ờng kinh tế ở Việt Nam mới chỉ đào tạo các sinh viên ở góc độ tiếp cận vấn đề chứ ch−a đi sâu vào các nghiệp vụ cụ thể. Vì thế khi tiếp xúc với thực tế, những nhân viên trẻ không khỏi bỡ ngỡ và mất tự tin. Vì vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải chú trọng công tác đào tạo. Đối với các cán bộ kinh doanh ngoại tệ, công tác đào tạo cần phải đ−ợc tiến hành một cách đồng bộ:

Thứ nhất, đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Hiện nay KEB th−ờng tổ chức những khoá học nghiệp vụ ngắn hạn tại các chi nhánh n−ớc ngoài hay Hội sở chính tại Hàn Quốc. Tiến tới, ban lãnh đạo cần gửi các nhân viên chủ chốt tham gia các khoá học dài hạn tại n−ớc ngoài để họ có thể nắm bắt đ−ợc những kiến thức và kinh nghiệm mới mẻ, bổ ích tại các thị tr−ờng tài chính phát triển hơn trong khu vực. Đối với các nhân viên kinh doanh ngoại tệ thì những khoá học nh− vậy có thể giúp họ tiếp cận đ−ợc với những thị tr−ờng ngoại hối phá triển, các nghiệp vụ mới và tiếp thu đ−ợc những kinh nghiệm quý báu, cũng nh− phong cách làm việc chuyên nghiệp.

Thứ hai, trang bị cho nhân viên những kiến thức kinh tế vĩ mô và vi mô. Ban lãnh đạo cần phải có chính sách khuyến khích hơn nữa các nhân viên tự học hỏi và nâng cao trình độ. Hiện nay, nhiều cơ quan, trong đó có cả các ngân hàng n−ớc ngoài đều tạo điều kiện cho nhân viên theo học các khoá học sau đại học để nâng cao trình độ, ngoài ra còn cung cấp các biện pháp hỗ trợ tài chính, góp phần tạo nên sự gắn bó giữa nhân viên và ngân hàng, tạo động lực để họ yên tâm làm việc và cống hiến hết mình. Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ tài chính cho nhân viên ch−a đ−ợc áp dụng tại KEB, và trong t−ơng lai, ban lãnh đạo cần xem xét đến vấn đề này để hoàn thiện và nâng cao tính cạnh tranh trong chính sách nhân sự của mình cũng nh− nâng cao trình độ của nhân viên.

Bên cạnh việc đào tạo nâng cao chất l−ợng của các cán bộ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, KEB cũng cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ làm công tác kiểm tra nghiệp vụ này. Thực tế, để kiểm tra đ−ợc hoạt động king doanh ngoại tệ, các cán bộ kiểm tra cần phải có sự hiểu biết sâu về nghiệp vụ. Hiện nay, cán bộ kiểm tra th−ờng chỉ ở trình độ hiểu biết hạn chế, chỉ hiểu sơ sài và chung chung, không nắm đ−ợc bản chất, ch−a từng trực tiếp thực hiện nghiệp vụ nên rất khó để phát hiện ra các sai sót của cán bộ giao dịch, th−ờng không phát hiện đ−ợc những vấn đề sai phạm lớn, hoặc có những kết luận không chính xác, không phản ánh đúng bản chất sai phạm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)