Chuẩn hóa quy trình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc (Trang 80 - 82)

Quy trình kinh doanh ngoại tệ và kiểm soát rủi ro kinh doanh ngoại tệ là những văn bản rất quan trọng tại các NHTM. Vì đây là một hoạt động rủi ro, yêu cầu giao dịch nhanh và chuẩn xác nên quy trình cần đ−ợc xây dựng một cách khoa học. Quy trình kinh doanh ngoại tệ của Hội sở chính ban hành hiện nay không thể áp dụng tại chi nhánh Hà Nội vì một số lí do sau:

Thứ nhất, sự khác biệt về tình hình thị tr−ờng và các quy định, cơ sở pháp lý của hoạt động kinh doanh ngoại hối giữa Hàn Quốc và Việt Nam .

Thứ hai, yếu tố con ng−ời ở Chi nhánh và Hội sở chính cũng khác nhau. Do chi nhánh có quy mô nhỏ nên nhân lực ít, có nhân viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc, quy trình nghiệp vụ nhiều lúc phải rút ngắn ở một số khâu.

Cho đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động, chi nhánh cũng ch−a ban hành đ−ợc một quy chế đồng bộ về công tác kinh doanh ngoại tệ và kiểm soát rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Nghiệp vụ này chỉ đ−ợc tiến hành dựa trên các quy định rời rạc thông qua sự chỉ đạo của ban giám đốc trong những thời điểm nhất định. Điều này một phần là do hạn chế về con ng−ời, ch−a có thời

gian và con ng−ời để xây dựng một quy trình cụ thể, chi tiết. Lí do khác nữa là ban lãnh đạo cũng ch−a thấy đ−ợc tầm quan trọng cần phải có một quy trình chuẩn và việc luân chuyển lãnh đạo theo nhiệm kỳ 3 năm cũng khiến các lãnh đạo không có tâm lí muốn xây dựng một sự quản lí lâu dài và mất nhiều công sức. Điều này ảnh h−ởng rất nhiều đến hiệu quả công việc và sự lơi lỏng về quản lí, đòi hỏi tính tự giác cao của nhân viên.

Một vấn đề nữa là nh− chúng ta đã biết, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của một NHTM tập trung vào các mục tiêu chính sau đây:

+ Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng nhằm mục đích thanh toán các hợp đồng ngoại th−ơng

+ Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng và chính mình nhằm mục đích thực hiện đầu t− n−ớc ngoài trực tiếp hay gián tiếp.

+ Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng và chính mình nhằm mục đích cân bằng trạng thái ngoại tệ hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

+ Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích kinh doanh chênh lệch tỷ giá và lãi suất hoặc đầu cơ kiếm lời khi tỷ giá thay đổi.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, bộ phận kinh doanh ngoại hối tại KEB Hà Nội cần phải đ−ợc tổ chức với một quy mô thích hợp và có đủ thẩm quyền để giao dịch tức thời. Cụ thể hơn, các cán bộ kinh doanh phải có thẩm quyền trực tiếp kinh doanh và có thẩm quyền quyết định. Có nh− vậy, mới đáp ứng đ−ợc những đòi hỏi của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và phù hợp với tính chất của các loại hình nghiệp vụ này. Tuy nhiên, hiện nay, các cán bộ kinh doanh ngoại tệ tại KEB Hà Nội hầu nh− không có quyền trực tiếp quyết định mà phải thông qua các lãnh đạo ng−ời Hàn - những ng−ời không thể có đ−ợc sự hiểu biết sâu sắc và cặn kẽ về thị tr−ờng Việt Nam và đôi lúc, do sự bất đồng ngôn ngữ các nhân viên cũng không thể giải trình một cách thuyết

phục cho các lãnh đạo của mình đ−ợc. Chính vì thế, hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng gặp phải không ít khó khăn.

Nh− vậy, trong t−ơng lai, để hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả, không thể không có một quy trình kinh doanh ngoại tệ làm chuẩn mực trong đó quy định cho cán bộ kinh doanh những thẩm quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm nhất định. Đây là nhiệm vụ mà KEB cần phải hoàn thành càng sớm càng tốt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng ngoại hối Hàn Quốc (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)