7. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
1.3. XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN
1.3.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân
Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân là việc đưa ra những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay tại một thời điểm nhất định trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn, dựa trên tất cả các số liệu kiểm tra, phân tích, hồ sơ lưu trữ về khả năng trách nhiệm tín dụng của cá nhân.
1.3.2. Phương pháp xếp hạng tín dụngthể nhân
Có nhiều phương pháp khác nhau được ứng dụng trong việc chấm điểm
và xếp hạng tín dụng [24]. Do đây là một hoạt động khá phức tạp địi hỏi sự
chính xác nên trên thực tế, các tổ chức xếp hạng tín dụng thường phối hợp đồng thời nhiều phương pháp khác nhau để đạt được sự phân tích và đánh giá tốt nhất.
Phương pháp thống kê: là phương pháp chấm điểm, xếp hạng khách hàng cá nhân được thực hiện thơng qua các mơ hình thống kê dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê trong quá khứ và tình hình tài chính hiện tại của khách hàng. Ưu điểm của phương pháp thống kê là kết quả chấm điểm xếp hạng của khách hàng mang tính khách quan, độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian và chi phí vì hồn tồn
dựa trên cơ sở định lượng. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là yêu cầu dữ liệu đầu vào đủ lớn và chất lượng tốt, các đánh giá tập trung chủ yếu vào quá khứ và hiện tại, ít phản ánh triển vọng, tương lai của khách hàng Hiện nay phương pháp này được sử dụng phổ biến ở các NHTM của các nước phát triển hoặc các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập có uy tín trên thế giới.
Phương pháp chuyên gia: là phương pháp chấm điểm, xếp hạng khách hàng cá nhân được thực hiện thông qua chuyên gia. Theo phương pháp này, việc xây dụng hệ thống chấm điểm, xếp hạng như: bộ chỉ tiêu, trọng số các chỉ tiêu chấm điểm, thang điểm và cách đánh giá xếp hạng đều dựa trên ý kiến chuyên gia. Vì vậy sử dụng phương pháp này có ưu điểm dễ thực hiện, không chịu áp lực về dữ liệu đầu vào như phương pháp thống kê. Tuy vậy, phương pháp chuyên gia thường mất nhiều chi phí và thời gian, kết quả xếp hạng phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của chuyên gia. Thơng thường, các chun gia được lựa chọn phải có kinh nghiệm lâu năm và chuyên sâu về chuyên môn, các tổ chức xếp hạng thường chọn sử dụng ý kiến của 1 nhóm chuyên gia thay vì 1 hoặc 1 vài chuyên gia để giảm tính chủ quan trong chấm điểm, xếp hạng. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các tổ chức xếp hạng không đủ dữ liệu để áp dụng phương pháp thống kê, thường tại các NHTM hoặc tổ chức xếp hạng ở các nước đang và kém phát triển, các nước có mức độ cơng khai, minh bạch thơng tin bị hạn chế.
Phương pháp kết hợp: Đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp thống kế và phương pháp chuyên gia. Theo phương pháp này, các tổ chức xếp hạng sử dụng mơ hình thống kê kết hợp với lấy ý kiến chuyên gia để xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng. Phương pháp này tận dụng được lợi thế và khắc phục hạn chế của hai phương pháp trên. Thường áp dụng tại các tổ chức xếp hạng tại các nước đang phát triển.
1.3.3. Quy trình xếp hạng tín dụng thể nhân
Để thực hiện hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng, tổ chức xếp hạng sẽ phải thực hiện nhiều công việc khác nhau. Do các cơng việc này thường có sự liên kết chặt chẽ với nhau nên chúng thường được tổ chức thành các quy trình khoa
học, hệ thống [29],[30]. Các quy trình xếp hạng tín dụng của các tổ chức xếp hạng tuy vậy khá thống nhất với nhau, đều chỉ ra 4 bước căn bản cần thực hiện gồm: (1) Thu thập thơng tin, (2) Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm, (3)Đưa ra kết quả xếp hạng và (4) Phê chuẩn và công bố kết quả xếp hạng.
Thu thập thông tin
Để chấm điểm khách hàng, hệ thống cần có đủ thơng tin về khách hàng theo các tiêu chí tính điểm đã định sẵn. Thơng thường thơng tin cần thu thập bao gồm cả thông tin định tính và định lượng được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:
- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: Giấy tờ pháp lý và các báo cáo thu nhập (xác nhận thu nhập của khách hàng cá nhân tại nơi làm việc, bảng sao kê của ngân hàng, …)
- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng - Đi thăm thực địa khách hàng
- Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác
- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp - Báo cáo từ ngân hàng
- Các nguồn khác
Các tổ chức xếp hạng khác nhau hệ thống thông tin cần thu thập, các chỉ tiêu định tính, định lượng thường khơnghồn tồn giống nhau. Tuy nhiên, về cơ bản bộ chỉ tiêu phải bao gồm các chỉ số phản ánh được năng lực và thiện chí trả nợ của khách hàng. Thơng thường, chỉ tiêu định tính bao gồm: trình độ, uy tín của khách hàng, sở thích chi tiêu, mối quan hệ xã hội…và các chỉ tiêu định lượng bao gồm: tuổi, nghề nghiệp, các khoản thu nhập,tài sản đảm bảo,các khoản vay từ các TCTD khác…
Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm
Để tính điểm, các tổ chức xếp hạng đều xây dựng bộ chỉ tiêu tính điểm và cách tính:
Điểm tín dụng = ∑[(điểm tiêu chí định tính i x trọng số tính điểm tiêu chí i) + (điểm tiêu chí định lượng j x trọng số tiêu chí j)]
từng tổ chức xếp hạng. Mỗi tiêu chí đều có trọng số tính điểm.Trọng số cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ tác động đến khả năng trả nợ của KH của tiêu chí đó. Trọng số tính điểm có thể thay đổi khi có tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài liên quan đến đối tượng xếp hạng.
Với nguồn thông tin đầy đủ, hệ thống tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng thu thập được. Trên cơ sở đó, tổ chức xếp hạng thường dựa vào các tiêu chuẩn đã được qui định để cho điểm đối với từng chỉ tiêu đã được phân tích. Hiện nay dưới sự hỗ trợ của công nghệ và các phần mềm tính điểm, khi hệ thống tiếp nhận các thơng tin mới, hệ thống sẽ tự động phân tích và tính điểm cho khách hàng.
Đưa ra kết quả xếp hạng
Trên cơ sở bảng điểm của các chỉ tiêu, tổ chức xếp hạng đưa ra kết quả xếp hạng đối với khách hàng theo các tiêu chuẩn được định sẵn nhất định nào đó, tùy theo mục đích của chủ thể đánh giá.
Phê chuẩn và công bố kết quả xếp hạng
Căn cứ vào kết quả XH, tổ chức xếp hạng căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiến hành xem xét lần cuối và phê chuẩn kết quả XH, đồng thời tổ chức công bố theo quy định hoặc theo yêu cầu của chủ thể sử dụng kết quả XH.
1.3.4. Nhân tố tác động đến hoạt độngxếp hạng khách hàng thể nhân.
1.3.4.1. Nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế : Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng.
Mơi trường chính trị, xã hội: Sự ổn định của mơi trường chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn
định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn tăng lên. Ngược lại nếu môi trường bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo tồn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng
Mơi trường pháp lý: Mơi trường pháp lý không chặt chẽ nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng. Môi trường pháp lý không chặt chẽ và thiếu sựổn định cũng khiến các nhà đầu tư trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh do đó hạn chế nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng.
1.3.4.2. Nhân tố chủ quan
Chất lượng nguồn thông tin phục vụ hoạt động xếp hạng khách hàng thể nhân
Khi tiến hành thu thập thông tin, thường các ngân hàng và tổ chức xếp hạng doanh nghiệp vấp phải nhiều khó khăn từ phía khách hàng thì vấn đề bảo mật thơng tin mang tính quan trọng hàng đầu. Họ khơng muốn tiết lộ nhiều thơng cá nhân. Vì thế những tài liệu họ cung cấp cho ngân hàng và tổ chức xếp hạng tín dụng thường khơng thực sự chính xác và đầy đủ. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá gặp nhiều khó khăn.
Nếu như có quy định rõ ràng về chính sách, sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng và tổ chức xếp hạng tín dụng thu thập thơng tin dễ dàng và chính xác hơn, nâng cao chất lượng nguồn thơng tin từ đó, nâng cao hiệu quả cơng tác xếp hạng tín dụng.
Trình độ hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng
Công nghệ sử dụng hiện đại và đạt tiêu chuẩn hay không rõ ràng quyết định đến chất lượng cơng tác xếp hạng tín dụng. Chất lượng cơng tác chấm điểm tín dụng không thể cao khi mà công tác này vẫn được tiến hành một cách thủ cơng tuỳ theo trình độ đánh giá chủ quan của cán bộ ngân hàng. Khi được tiến hành theo quy trình trên phần mềm chấm điểm và định hạng thì kết quả thu được sẽ cao hơn. Khi sử dụng phần mềm chấm điểm tự động sẽ hạn chế được sai sót do lỗi chủ quan của cán bộ, rút ngắn được thời gian chấm điểm đồng thời nâng cao chất lượng cơng tác này.
Năng lực và trình độ của cán bộ
Cán bộ xếp hạng tín dụng là người trực tiếp tiến hành thực hiện các bước xếp hạng tín dụng từ thu thập thơng tin, thẩm định thơng tin đến việc phân tích, chấm điểm. Do đó trình độ cán bộ tín dụng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác này. Nếu cán bộ có trình độ chun mơn vững, hiểu biết về các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính để đánh giá khách hàng cá nhân chính xác, xem xét báo cáo của khách hàng cá nhân đó có vấn đề gì khơng, có kinh nghiệm trong phân tích, nhận định thì kết quả xếp hạng sẽ rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, phẩm chất này ở mỗi người khác nhau thì cũng khác nhau nên nó cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác xếp hạng. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp cũng là vấn đề vô cùng quan trọng ở các cán bộ tín dụng ngân hàng.