Các nhóm giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam (Trang 86 - 89)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

3.2.2. Các nhóm giải pháp hỗ trợ

3.2.2.1. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm

CIC phải thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức: quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ( đài, báo, mạng xã hội…); có những lớp tập huấn, giới thiệu các sản phẩm đến các cán bộ tín dụng của các NHTM ( người trực tiếp làm hồ sơ cho vay); mỗi cán bộ CIC là một kênh tuyên truyền đến những người thân, người quen của mình để mọi đối tượng trong nền kinh tế, để khách hàng thấy rõ được lợi ích của việc sử dụng thơng tin chấm điểm tín dụng… Thơng tin chấm điểm tín dụng sẽ giúp người cho vay chuyển hướng đầu

tư theo kiểu truyền thống, dựa vào tài sản thế chấp và những đánh giá của bản thân sang kiểu cho vay khoa học hơn, dựa vào thông tin là chủ yếu. Đồng thời giúp cho người vay biết rõ được chính mình để có những tiếp cận tín dụng tốt hơn.

3.2.2.2. Đa dạng hố sản phẩm thơng tin và kênh cung cấp thông tin

Các sản phẩm thông tin cung cấp ra thể hiện kết quả hoạt động của cả q trình thu thập, phân tích xử lý thơng tin của cơ quan xếp hạng chấm điểm. Các sản phẩm này đòi hỏi phải phong phú đa dạng và thiết thực, hữu ích với người sử dụng. Hiện nay chấm điểm tín dụng cá nhân mới có 1 loại báo cáo (1 loại sản phẩm) là quá ít, cần phải xây dựng thêm nhiều loại báo cáo phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

Về đa dạng hóa sản phẩm cần tạo nhiều loại báo cáo (nhiều loại sản phẩm):

Chấm điểm hành động: Sử dụng với chu kỳ hàng tháng sử dụng một cách tổng hợp các thông tin về dư nợ, nợ quá hạn, thông tin giao dịch nội bộ và thơng tin tín dụng ngoại bộ để tính tốn độ tín nhiêm bằng hạng và dựa vào mức độ rủi ro theo hạng mà quản lý ngày trả nợ, nợ quá hạn, tăng giảm về hạn mức…

Chấm điểm nhu cầu vay: sử dụng với chu kỳ hàng tháng sử dụng thông tin giao dịch nội bộ và thơng tin tín dụng ngoại bộ (Thơng tin về vay nợ, tra cứu, sử dụng thẻ..) về khách hàng để tính tốn nhu cầu về vay hoặc thẻ và liệt kê ra nhằm mục đích marketing…

Mạng lưới cung cấp tin ra

Việc thu thập được thông tin, xử lý, lưu trữ và tổ chức phân tích thơng tin là rất khó khăn và phức tạp, nhưng việc tổ chức đưa thông tin ra như thế nào để đảm bảo thông tin đến tận tay người sử dụng một cánh đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và chi phí thấp nhất cũng là một vấn đề khó khăn khơng kém. Hiện nay, CIC đang tổ chức rất nhiều kênh để đưa thông tin ra, chủ yếu là qua Website của CIC, điều này cho thấy hạn chế việc mở rộng sản phẩm cũng như thị trường. Luận văn đề xuất giải pháp đó là CIC xây dựng một trang Web riêng cho nghiệp vụ xếp hạng chấm điểm.

Ngoài ra, CIC cần xây dựng và hoàn thiện phần xếp hạng tự động và các sản phẩm trả lời tự động được thực hiện trên Web, trong đó là CIC chỉ là cơ quan thiết

lập hệ thống, phương pháp xếp hạng chấm điểm, tạo ra các sản phẩm, cịn đơn vị cần sử dụng thơng tin tự nhập yêu cầu hỏi tin. Trong trường hợp nếu thông tin được yêu cầu chưa lưu trữ tại kho dữ liệu CIC, hoặc chưa đủ,... đơn vị hỏi tin nhập nguồn số liệu đầu vào. Như vậy, vừa tạo được một nguồn số liệu, vừa tiết kiệm được chi phí thu thập số liệu của CIC, đồng thời giảm được giá thành sản phẩm đối với đơn vị sử dụng thông tin.

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác XHTD thể nhân

Hoạt động XHTD thể nhân tại CIC sử dụng khá nhiều phương pháp đánh giá, vì vậy trước hết để hoạt động XHTD đạt kết quả thì cần quan tâm yếu tố con người. Các chuyên gia XHTD phải có nghiệp vụ vững chắc, am hiểu về phân tích tài chính, có sự tích lũy các kiến thức về kinh tế xã hội và cần phải có tính trung thực, đạo đức. Muốn vậy CIC cần có một đội ngũ cán bộ làm cơng tác XHTD đủ cả về lượng và chất. Để làm được điều này, CIC cần tập trung vào giải quyết các vấn đề cơ bản:

Thứ nhất, sắp xếp lại cán bộ theo khả năng và nhu cầu cơng việc. Để có cơ sở sắp xếp lại, CIC cần thực hiện: (i) đánh giá lại năng lực cán bộ theo định kỳ thông qua việc sát hạch, thi nghiệp vụ và các hình thức phù hợp khác (đánh giá kết quả công việc cán bộ làm hàng ngày); (ii) phân công đúng người đúng việc trên cơ sở kết quả sát hạch và đánh giá năng lực cán bộ, tránh trường hợp giao nhiệm vụ cho những người không đủ năng lực hoặc không khai thác hết năng lực của cán bộ làm giảm hiệu suất hoạt động; (iii) đảm bảo chế độ lương/thưởng, các chính sách đãi ngộ cán bộ phù hợp với sự cống hiến của mỗi cá nhân, đảm bảo mơi trường lao động lành mạnh, khuyến khích sự cống hiến hết mình của cán bộ.

Thứ hai, tầm nhìn đến năm 2025, bộ phận XHTD thể nhân nên tách ra thành lập thành phòng XHTD thể nhân với quy mô 15 cán bộ: 1 trưởng phịng, 1 phó phịng và 13 nhân viên. CIC cần tổ chức tuyển dụng đội ngũ cán bộ hội tụ về phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn như các chuyên gia kinh tế chuyên nghiệp, am hiểu chắc chắn về nghiệp vụ XHTD cũng như khả năng phân tích, nắm bắt xu hướng kinh tế, từ đó đưa ra các cải tiến về sản phẩm phù hợp với nhu cầu của TCTD.

Thứ ba, có kế hoạch đào tạo lại cán bộ XHTD thể nhân khi:

- Yêu cầu công việc, chức năng của bộ phận này có điểm mới, cần hướng dẫn, đào tạo để cán bộ nắm được, thực hiện đúng tinh thần, quan điểm của cơ quan.

- Khi thay đổi qui trìnhhoặcnâng cấp công nghệ, nội dungbản báo cáophải đào tạo lại các cán bộ trong phịng để nắm bắt, cập nhật thơng tin một cách nhanh

chóng, chính xác, tăng chất lượng của các bản báo cáo xếp hạng, tránh những sai sót khơng đáng có.

- Đào tạo cán bộ mới tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)