7. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý và các hướng dẫn về XHTD nói chung và XHTD khách hàng thể nhân nói riêng làm cơ sở pháp lý thống nhất cho
hoạt động xếp hạng tại các NHTM cũng như tại CIC.
- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện phân loại nợ và cung cấp thông tin của các TCTD theo thông tư 02/2013/TT-NHNN và theo thông tư 03/2013/TT-NHNN. Đồng thời, NHNN cũng cần có chế tài xử phạt nghiêm minh với những TCTD không thực hiện tốt việc báo cáo và khai thác sử dụng thơng tin tín dụng trong việc phịng ngừa rủi ro trong ngân hàng và có thể ảnh hưởng tới hệ thống.
- NHNN cần tích cực đơn đốc, khuyến khích các tổ chức có hoạt động ngân hàng hoặc hỗ trợ tín dụng của các Bộ, Ngành khác tham gia vào việc cung cấp các thơng tin tín dụng cho NHNN đồng thời chia sẻ cácrủi ro tín dụng cho cả hai bên.
- Tập trung đầu tư hơn nữa cả về con người, máy móc, thiết bị cho việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng và nghiệp vụ thơng tin tín dụng nói chung. Việc đầu tư này thực hiện theo hướng hiện đại hoá để sớm đưa hoạt động XHTD và hoạt động thơng tin tín dụng tiếp cận hội nhập với môi trường quốc tế nhằm tiếp thu được nhiều hơn tri thức, kinh nghiệm và công nghệ của các nước phát triển, phục vụ tốt hơn cho hoạt động ngân hàng Việt Nam cũng như tạo nguồn cung cấp thơng tin tín dụng quan trọng và tin cậy cho các NHTM.
- Là cơ quan cao nhất trong hệ thống ngân hàng, NHNN cần phải là đầu mối phối hợptrao đổi thông tin giữa NHNN và các Bộ, ngành để thực hiện việc thu thập thông tin, đặc biệt là thơng tin tài chính doanh nghiệp, thơng tin giải thể, phá sản và các thông tin thay đổi khác về doanh nghiệp. Những thơng tin này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hạn chế rủi ro trong các hoạt động cho vay hay bảo lãnh cho doanh nghiệp đồng thời cũng là nguồn thông tin có giá trị đối với hoạt động XHTD.