Định hướng phát triển của CIC

Một phần của tài liệu Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam (Trang 68 - 75)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

3.1. ĐỊNH HƯỚNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN TẠ

3.1.1.2. Định hướng phát triển của CIC

 Nâng cao năng lực hoạt động ca CIC

Phát triển các cơ sở dữ liệu tín dụng khắp cả nước nhằm đáp ứng cho các bên liên quan cả về chất lượng và số lượng.

Nâng cao chất lượng dữ liệu và tăng cường mức độ bao phủ của dữ liệu là chìa khóa để trở thành cơ quan thơng tin tín dụng hoạt động có hiệu quả. Việc kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu thu thập bằng cách so sánh với các dữ liệu từ các nguồn khác nhau, thu thập và phản hồi thông tin khoản vay đối với cá nhân là vô cùng cần thiết.

Phát triển các sản phẩm và dịch vụ của CIC sẽ tăng cường năng lực quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước cũng như của các TCTD.

Cung cấp các sản phẩm đa dạng bao gồm những thông tin tổng quan về ngành kinh tế, về các khách hàng tiềm năng theo các tiêu chí nhất định như: doanh thu, địa bàn, ngành nghề,... cho các TCTD trong quá trình đánh giá các đơn xin cấp khoản vay từ khách vay tiềm năng.

Mở rộng các đối tượng sử dụng : các doanh nghiệp, cá nhân cũng có thể tra cứu thơng tin về các khách hàng, đối tác, nhà nhầu của mình nếu được sự cho phép,

đồng ý của các khách hàng, đối tác, nhà thầu đó.

Phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là những điều kiện tiên quyết để thực hiện Tầm nhìn và Nhiệm vụ.

Thu thập và phản hồi thông tin hiệu quả đi đôi với việc nâng cấp trang thiết bị CNTT liên tục. Ngoài ra, CIC cần phải xem xét hỗ trợ và đào tạo các TCTD báo cáo thông tin bao gồm cả các tổ chức tín dụng có quy mơ nhỏ như các quỹ tín dụng nhân dân địa phương và các tổ chức tài chính vi mơ. Điều này sẽ đòi hỏi CIC đầu tư liên tục vào các thiết bị CNTT, phần mềm và các đào tạo quan trọng liên quan trong và ngoài CIC.

Thúc đẩy tăng chỉ s tiếp cn tín dng ca Vit Nam

Mục tiêu đến năm 2030, chỉ số tiếp cận tín dụng Việt Nam trong nhóm 30

nước đứng đầu trên 200 nước toàn cầu. Hoạt động xếp hạng chấm điểm của CIC

góp phần tích cực vào việc tăng chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam, tăng độ tiếp cận tín dụng dễ dàng, thuận lợi, thực hiện tốt việc đăng ký tín dụng, chia sẻ thơng tin tín dụng. Tăng mức độ bao phủ về đăng ký tín dụng của CIC gấp 3 lần so với hiện tại, mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế xã hội, hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tài chính, lợi ích trực tiếp cho người đi vay.

Nâng cao năng lực chấm điểm tín dụng cá nhân

Mục tiêu của việc xếp hạng chấm điểm tín dụng cá nhân tại CIC là nhằm đưa ra kết quả chấm điểm có tính tiêu chuẩn chung, được áp dụng rộng rãi. Từ đó, để tránh các hiện tượng, xếp hạng chấm điểm quá sơ sài....

Trong thời gian tới, dữ liệu cập nhật theo Thông tư 03-quy định về hoạt động thơng tin tín dụng của NHNN đầy đủ chi tiết và chính xác hơn sẽ đảm bảo tính kịp thời của thông tin, đồng thời các chỉ tiêu được cụ thể và đa dạng hơn. Hơn nữa khi triển khai chương trình đăng ký nhu cầu vay sẽ thu thập được thêm thông tin từ chính bản thân khách hàng. Đó là những điểu kiện tốt giúp CIC có thêm những chỉ tiêu quan trọng để đưa vào phân tích chấm điểm tín dụng.

“CIC đặt mục tiêu trở thành cơ quan đăng ký thơng tin tín dụng hàng đầu

cơng nghệ hiện đại để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng để tăng cường quản lý rủi ro và đảm bảo khả năng tiếp cận tín dụng một cách công bằng đối với khách hàng vay.”

Nhiệm vụ cơ bản CIC cần thực hiện là góp phần duy trì sự phát triển lành

mạnh và bền vững của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Để theo đuổi nhiệm vụ

này, CIC phải đồng thời chịu hai trách nhiệm. Một là, với tư cách là một Cơ quan đăng ký tín dụng cơng, nhằm cung cấp thơng tin tín dụng thu thập từ các TCTD cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho mục đích giám sát của mình đặc biệt là từ quan điểm quản lý danh mục cho vay. Hai là, cung cấp thơng tin tín dụng cho các TCTD để đánh giá các đơn xin cấp tín dụng của khách vay tiềm năng. Trách nhiệm cung cấp thơng tin tín dụng cho các TCTD có thể giúp tăng cường khả năng "tiếp cận tín dụng" là điều rất cần thiết vì lợi ích của sự phát triển kinh tế năng động tại Việt Nam.

Trong bối cảnh này, CIC như một cơ quan trung tâm nắm giữ và là đầu mối cung cấp thơng tin tín dụng và đóng một vai trị quan trọng cho sự tăng trưởng lành mạnh và bền vững của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.

Phát triển các cơ sở d liu tín dng khp cnước nhằm đáp ứng cho các bên liên quan c v chất lượng và slượng.

Nâng cao chất lượng dữ liệu và tăng cường mức độ bao phủ của dữ liệu:

So sánh thông tin thu thập từ những nguồn khác nhau, phản hồi và tiếp nhận phàn hồi từ phía khách hàng vay.

Phát triển hệ thống thu thập dữ liệu toàn diện

Để nâng cao chất lượng và độ bao phủ của dữ liệu, CIC cần thiết phải thực hiện những yêu cầu dưới đây để thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức có liên quan.

Phát triển hệ thống trao đổi thông tin với các tổ chức liên quan

Để làm phong phú thêm nội dung của các báo cáo quan trọng từ quan điểm quản lý rủi ro như những thơng tin về khoản vay nước ngồi, thơng tin về tình hình nộp thuế, .. CIC cần thêm các mục dưới đây. Để có được thơng tin này, hệ thống trao đổi thơng tin với các cơ quan chính phủ liên quan (Vụ Quản lý Ngoại hối của

NHNN, Tổng cục thuế, ..) cần thiết được phát triển.

Thiết lập cơ chế thông tin phản hồi từ NHNN/CQTTGSNH đến CIC

Hiện tại, NHNNVN khơng phản hồi thơng tin của mình cho CIC. Trong số những thông tin mà NHNN/CQTTGSNH thu thập từ các TCTD, có thơng tin hữu ích cho CIC như dữ liệu vay nợ được phân loại theo các thời kỳ của khoản vay (ngắn, trung, dài) và đồng tiền của khoản vay (nội tệ, ngoại tệ ). Việc tham khảo thông tin hai chiều giữa NHNN/CQTTGSNH và CIC cần được thiết lập, mặc dù thông tin trao đổi sẽ ở mức độ tổng hợp.

Nâng cao chất lượng thông tin

CIC cần phải cài đặt hệ thống để xác minh tính chính xác của thơng tin càng chính xác càng tốt. Đặc biệt là tính chính xác của các thơng tin thường xun được sử dụng, tức là "Báo cáo tình trạng cho vay" bao gồm các hồ sơ cơng ty, chi tiết dư nợ vay và lịch sử vay nợ nên được cố gắng thu thập tối đa.

Tính chính xác về tình trạng vay

Để xác minh tính đúng đắn của các khoản vay nợ, cần xây dựng một một hệ thống với mục tiêu để tổng hợp số liệu của tất cả các khoản vay báo cáo bởi các TCTD với dư nợ cho vay được thể hiện trong bảng cân đối của ngân hàng. CIC sẽ tiếp tục thu thập các báo cáo về tất cả các khoản vay mà không đưa ra bất kỳ giới hạn nào trong chi tiết báo cáo khoản vay, tổng dư nợ và mục đích của khoản vay.

Tính chính xác về tình trạng pháp lý và đặc điểm của công ty

Các TCTD báo cáo thông tin pháp lý của khách vay và hồ sơ công ty tại thời điểm giải ngân. Các nội dung tại thời điểm báo cáo ban đầu có thể thay đổi trong q trình phát triển kinh doanh. Do đó, các TCTD phải báo cáo bất kỳ thay đổi cơ bản nào củakhách vay cho CIC trên cơ sở bắt buộc. CIC hiện đang áp dụng một cơ chế chiết khấu giá cho người sử dụng với khối lượng lớn nhưng để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, CIC cần giới thiệu cơ chế khuyến khích hoặc khơng khuyến khích khác. Thực hiện chương trình đào tạo định kỳ cho các nhân viên TCTD cũng được khuyến khích.

Tính xác thực của báo cáo tài chính (BCTC) bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lãi lỗ và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng được yêu cầu như một công cụ cơ bản để đánh giá tình trạng tài chính của khách vay. Nói cách khác, dữ liệu BCTC cung cấp những thơng tin quan trọng để đánh giá tình hình tài chính (bằng BCĐKT) và kết quả kinh doanh (theo BCKQKD) của khách hàng. Xét tầm quan trọng của dữ liệu BCTC, các báo cáo này phải được xem như một cơ sở dữ liệu riêng biệt bên cạnh các dữ liệu chính khác trong danh mục cho vay cho báo cáo TCTD và CIC.

Phát trin các sn phm và dch v s tăng cường năng lực qun lý ri ro của Ngân hàng Nhà nước cũng như của các TCTD.

Cung cấp các sản phẩm đa dạng và mở rộng các đối tượng sử dụng

Báo cáo phân tích ngành

CIC được kiến nghị sẽ phát hành báo cáo của tất cả 20 ngành thường xuyên và đều đặn hơn. Đối với mục đích này, cần phải có riêng một Phịng nghiên cứu với các nhân viên có kinh nghiệm về phân tích ngành.

Báo cáo phân tích nợ

Báo cáo phân tích về tín dụng theo ngành/vị trí/quy mơ và loại khoản vay/loại hình khách vay rất hữu ích đối với NHNNVN và các TCTD. NHNH có thể sử dụng các báo cáo phân tích để nắm bắt được bức tranh tổng thể của hoạt động tín dụng và do đó, các báo cáo này sẽ cung cấp thơng tin hữu ích để lập kế hoạch cho các chính sách tín dụng. Trong khi đó, các TCTD có thể sử dụng các báo cáo này để kiểm tra vị thế của mình trong thị trường tín dụng và cho mục đích quản lý tín dụng cũng như kế hoạch quảng bá.

Báo cáo xếp hạng tín dụng

Các dịch vụ xếp hạng cần được thực hiện rất cẩn thận trong việc thu thập thông tin và phân phối kết quả bởi các nhà phân tích có kinh nghiệm cùng với các nguyên tắc nghề nghiệp được quy định nghiêm ngặt. Ngoài ra, việc xếp hạng của CIC nên được tiến hành một cách khách quan dựa trên thông tin thực tế thu thập thông qua các TCTD và các tổ chức khác.

Ở Việt Nam, CIC bắt đầu cung cấp các báo cáo chấm điểm của khách vay cá nhân từ tháng 2/2011. Điều này sẽ giúp TCTD đánh giá nhanh chóng đơn xin vay từ các cá nhân.

Nhìn chung, thang điểm được xây dựng bằng cách sử dụng ba dữ liệu lịch sử sau: khơng có khả năng trả nợ các giao dịch tín dụng trước đó, hành vi thanh tốn tích cực (dịng dữ liệu thương mại), và tìm kiếm/ u cầu trước đây. Mơ hình chấm điểm có thể bao gồm các dữ liệu khác như dữ liệu bên thứ ba (phán xét của tịa án và thơng tin phá sản), dữ liệu nhân khẩu (các đặc điểm của cá nhân nộp đơn như tuổi tác, mức thu nhập hàng năm, tổ chức người đó đang làm việc, số năm kinh nghiệm làm việc, hình thức làm việc, cư trú hay khơng, số năm cư trú, cơ cấu của gia đình) và dữ liệu địa lý. Hiện tại, vẫn còn giới hạn trong việc thu thập dữ liệu về nhân khẩu cũng như việc sử dụng các dữ liệu của bên thứ ba.

Báo cáo về khả năng vỡ nợ

Khả năng vỡ nợ có thể đánh giá theo mức độ nào đó thơng qua việc phân tích BCTC và ghi chép về tình hình trả nợ cuối kì. Do vậy, báo cáo nên được lập bởi chun gia ngân hàng/tài chính có kinh nghiệm. Khả năng vỡ nợ có thể được đánh giá theo các chỉ số sau. Dự thảo về các sản phẩm nên được chuẩn bị một cách cẩn thận thông qua việc chấm điểm các chỉ số sau:

- Thanh tốn khoản vay khơng thường xun và khơng đúng hạn - Luân phiên thường xuyên các kỳ hạn vay

- Tăng bất thường về tài khoản phải thu hoặc tài khoản hàng tồn kho - Tăng chỉ số nợ trên giá trị ròng

- Tranh chấp tịa án

Thêm vào đó, do ảnh hưởng mang tính nhạy cảm, báo cáo nên được lập một cách cẩn trọng để ngăn chặn rị rỉ thơng tin cho bên thứ ba bên ngoài. CIC nên đưa ra chính sách và phương pháp rõ ràng trước khi bắt đầu báo cáo. Báo cáo này không cần phải lập riêng mà có thể đặt vào trong một cột đặc biệt của báo cáo tình trạng nợ.

Phát triển cơ sở h tng CNTT

các công cụ xử lý. Để thực hiện chiến lược đề xuất ở trên, CIC cần phải được nâng cấp từ các thiết bị, công nghệ và nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng thông tin cũng như nhu cầu phát triển sản phẩm và dịch vụ trong tương lai sắp tới.

Sáu vấn đề sau được xem là những vấn đề cốt lõi trong việc nâng cấp hệ thống CNTT của CIC:

- Tăng cường mức độ bảo mật và sẵn sàng của hệ thống CNTT để đảm bảo

tính bảo mật của dữ liệu và hoạt động hàng ngày của CIC

- Tăng cường khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu, thích ứng với khối lượng ngày càng tăng về dữ liệu trong dài hạn (khoảng 5-7 năm)

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp với xu hướng phát triển của hệ thống CNTT

- Phát triển một hệ thống để trao đổi thông tin với các tổ chức khác để thực hiện trao đổi thông tin hiệu quả trên cơ sở trao đổi lẫn nhau

- Phát triển nhân sự CNTT để có thể giám sát và vận hành hệ thống CNTT đã được nâng cấp

- Phân bổ ngân sách cần thiết liên tục để duy trì hệ thống CNTT ln cập nhật Liên quan tới độ bảo mật hệ thốngCNTT đã đề cập ở trên, việc CIC thiết lập kế hoạch dự phịng để đối phó với việc hệ thống xuống cấp và giả mạo dữ liệu/truy cập từ bên ngoài tổ chức cũng rất quan trọng.

Phát trin ngun nhân lc

Ngoài việc hỗ trợ hệ thống CNTT, việc thực hiện thành công kế hoạch hành động phụ thuộc vào khả năng của các nhân viên CIC. Việc phát triển nguồn nhân lực với các chương trình đào tạo có hệ thống nên là một trong những ưu tiên hàng đầu cần được giải quyết. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực gồm ba thành phần: Đào tạo nhân viên CIC về các vấn đề chuyên môn, về phát triển năng lực liên quan tới công nghệ thông tin và các nhu cầu đào tạo nhân viên của TCTD báo cáo.

Đặc biệt quan tâm sẽ là hiệu quả của hệ thống luân chuyển cán bộ trong trung hạn, cũng như trao đổi nhân viên tạm thời, ngay cả trên cơ sở ngắn hạn, với

các bên liên quan khác như Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê, hoặc thậm chí với Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của bí mật thơng tin được coi là một trong những yêu cầu cốt lõi đối với các nhân viên của CIC, nhận biết được tầm quan trọng của uy tín trong trả nợ và rủi ro danh tiếng có thể xảy ra.

Cuối cùng, giới thiệu yêu cầu công việc rõ ràng hơn với một cơ chế tiền lương minh bạch cho các nhân viên CIC sẽ nâng cao hơn nữa động lực của các nhân viên so với các tổ chức chính phủ khác và tăng cường năng lực của CIC trong tương lai sắp tới.

Một phần của tài liệu Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam (Trang 68 - 75)