Giáo dục quyền con người của Liên Hợp Quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay (Trang 41 - 46)

- Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người: Ngay từ khi ra đời,

2.1.1. Giáo dục quyền con người của Liên Hợp Quốc

Liên Hợp Quốc có các cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng Kinh tế và xã hội (ECOSOC), Hội đồng quản thác và Tòa án quốc tế.

Theo Hiến chương, mỗi cơ quan trong số các cơ quan này đều có trách nhiệm nhất định trong việc tổ chức bộ máy và các hoạt động về nhân quyền. Tuy nhiên, Điều 62 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định ECOSOC có vai trị quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động nhân quyền. Để giúp việc cho mình, ECOSOC đã thiết lập các cơ quan trực thuộc mình như ủy ban nhân quyền (Commission on Human Rights), ủy ban về vị thế của phụ nữ, ủy ban ngăn ngừa tội ác và tư pháp hình sự. Các ủy ban này có chức năng rất rộng trên các lĩnh vực nhân quyền của Liên Hợp Quốc, đặc biệt là ủy ban nhân quyền, từ việc nghiên cứu các vấn đề, đề xuất xây dựng bộ máy, các chương trình hoạt động, soạn thảo các văn kiện cho đến giám sát thực hiện các văn kiện quốc tế về nhân quyền.

Nghiên cứu các hoạt động của hệ thống Liên Hợp Quốc trên lĩnh vực nhân quyền, có thể nhận thấy rằng: để thực hiện mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, hoạt động của Liên Hợp Quốc hướng vào bốn phương diện chủ yếu sau:

+ Xây dựng hệ thống văn kiện quốc tế về nhân quyền.

+ Xây dựng cơ chế giám sát, đảm bảo việc thực hiện các văn kiện quốc tế về nhân quyền.

+ Xây dựng cơ chế trợ giúp.

Trong các hoạt động này, Liên Hợp Quốc coi hai hoạt động: xây dựng hệ thống

các văn kiện quốc tế về nhân quyền và xây dựng cơ chế giám sát, bảo đảm thực hiện các văn kiện là quan trọng nhất. Tuy nhiên, nói như thế khơng có nghĩa Liên Hợp Quốc coi

nhẹ hoạt động xây dựng cơ chế trợ giúp và tổ chức các hoạt động giáo dục, thông tin, tuyên truyền nhân quyền, vì các hoạt động này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo tiền đề cho nhau. Các hoạt động xây dựng hệ thống văn kiện quốc tế về nhân quyền và xây dựng cơ chế giám sát, bảo đảm việc thực hiện các văn kiện quốc tế về nhân quyền này chỉ thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hết giá trị của nó khi thực hiện tốt hoạt động trợ giúp và đặc biệt là hoạt động giáo dục, thông tin, tuyên truyền về nhân quyền.

Hoạt động giáo dục, thông tin, tuyên truyền về nhân quyền của Liên Hợp Quốc đóng vai trị như cầu nối giữa Liên Hợp Quốc với các quốc gia và công chúng trên lĩnh vực nhân quyền, là cơ sở để đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu của Liên Hợp Quốc về nhân quyền.

Các hoạt động thông tin và giáo dục nhân quyền của Liên Hợp Quốc bao gồm việc tổ chức đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản các ấn phẩm, tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, đàm luận và giảng dạy về nhân quyền trên phạm vi toàn cầu. Các hoạt động này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về nhân quyền, tạo ra nhận thức rộng rãi về vấn đề nhân quyền trong nhân dân thế giới.

Về hoạt động thông tin

Các hoạt động về truyền bá thông tin về nhân quyền đã được Liên Hợp Quốc chính thức đề cập đến từ năm 1948, trong Nghị quyết 43/128, ngay sau khi thông qua Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Trong quá trình tồn tại và hoạt động của mình, Liên Hợp Quốc ngày càng mở rộng hoạt động này cả về quy mơ và hình thức.

Các tài liệu truyền thông về nhân quyền do hai cơ quan này tổ chức sản xuất, phát hành rất phong phú, đa dạng như: phim, ảnh, tạp chí, bản tin, sách chuyên khảo, sách bỏ túi và tập hợp các văn kiện quốc tế về nhân quyền.

Hoạt động giảng dạy nhân quyền cũng được Liên Hợp Quốc đề cập từ năm 1948, trong Nghị quyết 2170 (III). Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết này

nhằm bày tỏ sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động giáo dục về nhân quyền một cách rộng rãi trên toàn cầu.

Từ năm 1995, để thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hoạt động giáo dục nhân quyền trên thế giới, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã phát động một chiến dịch giáo dục nhân quyền với tên gọi: "Thập kỷ giáo dục nhân quyền". Chiến dịch này sẽ kéo dài từ năm 1995 đến năm 2004, và diễn ra trên toàn thế giới.

Liên Hợp Quốc phát động chiến dịch "Thập kỷ giáo dục nhân quyền" nhằm đạt được các mục tiêu:

- Đánh giá các nhu cầu và hoạch định chiến lược cho giáo dục nhân quyền từ các cấp học trong nhà trường đào tạo nghề và các chương trình đào tạo chính thức; xây dựng và tăng cường các chương trình và năng lực cho giáo dục nhân quyền cho tường địa phương, khu vực trong các quốc gia; phát triển có tính chất điều phối các tài liệu về giáo dục nhân quyền; tăng cường vai trị và năng lực của phương tiện thơng tin đại chúng đối với việc thúc đẩy giáo dục nhân quyền; phổ biến rộng rãi toàn cầu về Tuyên ngôn nhân quyền thế giới bằng nhiều ngơn ngữ nhất có thể thực hiện theo các hình thức tương ứng ở các cường độ khác nhau, kể cả người tàn tật, mù chữ, thất học.

Các chủ thể chính thực hiên chương trình này: Chính phủ, tổ chức nhân quyền quốc gia, Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền, Trung tâm nhân quyền Liên Hợp Quốc. UNESCO, các tổ chức quốc tế khác (tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ), Các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như UNICEF, UNDP, ILO, Trung tâm phát triển các vấn đề xã hội và nhân đạo...

Đánh giá về Thập kỷ nhân quyền của Liên Hợp Quốc:

Tháng 4 năm 2000 "Thập kỷ giáo dục nhân quyền" của Liên Hợp Quốc đã thực hiện được 6 năm. Văn phòng Cao ủy nhân quyền và UNESCO đã phát động cuộc khảo sát toàn thế giới về giáo dục nhân quyền, nhằm đánh giá những tiến bộ đã đạt được trong 5 năm đầu của Thập kỷ, và đã đưa ra một số kết quả, kiến nghị các khu vực:

Tập trung vào các chủ thể cơ bản và việc thực hiện ở mọi cấp độ, lĩnh vực giáo dục nhân quyền, các khái niệm và phương pháp; giáo dục nhân quyền cần phải tạo cơ sở tiền đề cho các văn kiện nhân quyền, cơ chế bảo vệ, và các trình tự đảm bảo cho việc đánh giá các phương pháp giảng dạy; tính tích cực, sáng tạo liên quan đến đời sống của công chúng phải được sử dụng và vấn đề nhân quyền nên được giới thiệu trong một khuôn khổ phù hợp; sự nhạy cảm về giới cần được nhấn mạnh trong tất cả các hoạt động giáo dục, mơi trường có thể cho các nhà giáo dục nhân quyền (kể cả việc cung cấp thông tin, các cơ sở đào tạo, các trang thiết bị) và bảo vệ việc lạm dụng giới cần được bảo đảm; và những ưu tiên cần dành cho những chiến lược, mục tiêu ổn định (đào tạo giảng viên), việc đưa giáo dục nhân quyền vào trong các chương trình đào tạo nhân quyền có liên quan.

+ Các khuyến nghị ở cấp độ quốc gia:

Các chính phủ cần khẳng định lại cam kết và nghĩa vụ mà họ đã nhận liên quan đến GDNQ và tăng cường tiến hành thực hiện để có thể hiện thực hóa tất cả thành tựu quan trọng vào cuối thập kỷ nhân quyền; các chính phủ cần khuyến khích và thúc đẩy các chiến lược quốc gia về giáo dục nhân quyền mang tính chất phổ thơng để đảm bảo hiệu quả và lâu dài. Những chiến lược như thế phải được thể hiện trong các chương trình quốc gia về GDNQ (theo hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về vấn đề này). GDNQ cần phải được xem như là một bộ phận của các chương trình phát triển quốc gia và các chương trình hành động quốc gia có liên quan (các chương trình hoạt động về nhân quyền nói chung, hoặc các chương trình hành động có liên quan đến phụ nữ, trẻ em, dân tộc ít người, người bản xứ); các chính phủ, tổ chức phi chính phủ cần phải được thừa nhận với thái độ tôn trọng những khả năng của họ trong việc tăng cường hơn nữa việc GDNQ. Các quan hệ đối tác cần phải được thiết lập khi cơ hội cho sự hợp tác diễn ra. Việc sử dụng tối đa các chương trình hiện hữu, các nguồn lực, cơ sở vật chất đang có cho GDNQ; phải có hệ thống điều phối và hợp tác hiệu quả và tốt hơn trong các cơ quan chính phủ; đồng thời các tổ chức NGO cần phát triển và thực hiện các chiến lược khuyến khích chính phủ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ để đưa GDNQ vào tất cả mọi hình thức và lớp học đối với trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn. Và phải có sự giám sát các chiến lược đó. Các nguồn lực quốc

tế và các tài liệu mang tính quốc tế cần được chuyển tải phù hợp với điều kiện văn hóa và ngơn ngữ địa phương.

+ Các khuyến nghị có tính chất cấp khu vực:

Các tổ chức GDNQ khu vực nòng cốt cần phải được hỗ trợ để nâng cao hơn nữa năng lực GDNQ trong các khu vực kể cả việc trợ giúp tổ chức các cuộc hội thảo khu vực, các khóa đào tạo giảng viên. Sự liên kết và chia sẻ tài liệu cụ thể trong khu vực. Các chương trình cụ thể có tính khu vực, cơ chế điều phối phải tối đa hóa sự tham gia của các chủ thể quốc gia, có thể là chủ thể chính phủ, phi chính phủ trong các chương trình GDNQ. Các chương trình có tính khu vực như vậy cần phải liên kết với các chương trình khu vực được hỗ trợ bởi Liên Hợp Quốc. Phải có chiến lược phân phối về tài liệu về nhân quyền trong toàn bộ khu vực; sự liên kết cần phải được thiết lập giữa các phương tiện thơng tin đại chúng với các nhóm trong xã hội để có thể đưa GDNQ vào các chương trình đào tạo; các tổ chức liên chính phủ hiện nay cần phải được khuyến khích để đưa GDNQ vào chương trình của họ và xác định những nguồn hỗ trợ liên quan trong khuôn khổ thập kỷ nhân quyền.

+ Các khuyến nghị có tính chất cấp độ quốc tế:

Các tổ chức của Liên Hợp Quốc cần phải thơng qua một chiến lược mang tính rộng rãi cho thập kỷ Giáo dục nhân quyền. Cơ chế điều phối hiệu quả cần phải được phát triển và phát triển vai trò của cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền trong cơ chế đó; vấn đề đào tạo về nhân quyền cần phải thực hiện cho tất cả nhân viên của Liên Hợp Quốc; GDNQ cần đưa vào các chương trình nghị sự đặc biệt của Đại hội đồng, tiếp theo là Hội nghị thượng đỉnh thế giới về trẻ em 2001. Văn phòng cao ủy theo yêu cầu của Đại hội đồng cần phải giám sát sự phát triển của GDNQ trong thập kỷ nhân quyền này.

Kể từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập với công việc lập pháp về nhân quyền, gìn giữ hồ bình và an ninh thế giới đã đóng góp một cách tích cực trong việc đẩy mạnh việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. Các chương trình giáo dục nhân quyền đã thực sự được đẩy mạnh sau các hội nghị nhân quyền thế giới lần thứ nhất (năm 1968 tại Tê-hê- ran); Hội nghị về Giáo dục nhân quyền năm 1978 do UNESCO triệu tập và Hội nghị thế

giới về nhân quyền lần thứ hai năm 1993 tại Viên (áo) đã thông qua Nghị quyết 49/184 ngày 23/12/1994 về Thập kỷ giáo dục nhân quyền và đến nay như đã đề cập ở trên: Thập kỷ đã được phát động trên phạm vi toàn cầu và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Các khuyến nghị được Văn phịng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền và UNESCO đưa ra sau khi có kết quả khảo sát đánh giá giai đoạn đầu của việc thực hiện Thập kỷ Giáo dục nhân quyền là có căn cứ khoa học. Việc khuyến nghị ở các cấp độ chung, khu vực, quốc gia và quốc tế sẽ thực sự có ý nghĩa để đẩy mạnh hơn nữa việc hưởng ứng Thập kỷ và thực hiện ở những năm tiếp theo.

Hiện nay, hầu hết các khu vực đã triển khai chương trình giáo dục nhân quyền để hưởng ứng Thập kỷ Giáo dục nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Nhiều tổ chức giáo dục, đào tạo, thông tin chung về nhân quyền đã tổ chức các hội nghị, khoá học ngắn về nhân quyền để phổ biến các kiến thức, kỹ năng, chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Nhiều khu vực đã hình thành cơ chế nhân quyền như việc thành lập ủy ban nhân quyền khu vực. Riêng châu á chưa có cơ chế nhân quyền khu vực. Tuy nhiên, dự kiến một bản Hiến chương nhân quyền châu á có thể được Liên minh Nghị viện châu á vì hịa bình (Việt Nam là một thành viên) thơng qua trong năm nay (2002), sẽ là tiền đề để tiến tới thiết lập cơ chế nhân quyền khu vực.

- Liên Hợp Quốc cùng các cơ quan chun mơn cũng đã tham gia tích cực trong việc trợ giúp cả về kinh phí và kỹ thuật. Nhờ đó hiệu quả các chương trình giáo dục ngày càng nâng cao; tuy nhiên, nhân quyền là vấn đề cịn có những bất đồng lớn về mặt quan điểm, nhận thức nên vẫn còn tồn tại cơ chế đơn lẻ cho việc huy động có tính tồn cầu tất cả các chiến lược GDNQ, các tiềm năng của nó chưa phải đã được sử dụng hiệu quả. Hơn nữa sự khó khăn khơng những về mặt nguồn lực con người mà khó khăn cả về kỹ thuật và tài chính cũng là một thách thức.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay (Trang 41 - 46)