Quán triệt những quan điểm của Đản g Nhà nước ta về giáo dục quyền con người, quyền công dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay (Trang 81 - 83)

- Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người: Ngay từ khi ra đời,

3.1.2. Quán triệt những quan điểm của Đản g Nhà nước ta về giáo dục quyền con người, quyền công dân

giáo dục của Người có ý nghĩa chỉ đạo sâu sắc cả về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hiện nay.

3.1.2. Quán triệt những quan điểm của Đảng - Nhà nước ta về giáo dục quyền con người, quyền công dân quyền con người, quyền công dân

Vấn đề quyền con người, quyền công dân và thực hiện giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng trở nên bức thiết bởi giá trị to lớn của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách bộ máy hành chính và cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế, khu vực và quan trọng hơn hết là đảm bảo cho việc thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân đối với quyền lực nhà nước. Trong những điều kiện đó giáo dục quyền con người, quyền cơng dân cần quán triệt những quan điểm cụ thể dưới đây của Đảng và Nhà nước ta:

+ Việc giáo dục quyền con người - quyền công dân phải dựa trên cơ sở lý luận và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề quyền con người, quyền công dân.

+ Giáo dục quyền con người cơng dân phải gắn bó với mở rộng dân chủ, tuyên truyền cái đúng, đấu tranh phê phán những quan điểm và nhận thức sai trái.

Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phải tăng cường thực hiện giáo dục quyền con người, quyền công dân ở nước ta: "Trước mắt, thực hiện tốt các quy chế dân chủ ở cơ sở, mở rộng dân chủ ở các cấp; tăng cường tuyên truyền giáo dục các quan điểm đúng đắn, phê phán các quan điểm sai lầm, những nhận thức mơ hồ về dân chủ và nhân quyền" [79, tr. 2].

+ Nội dung, giáo dục quyền con người, quyền công dân: phải bao gồm những

quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng ta về vấn đề quyền con người, quyền công dân, nội dung những quyền đã được thể chế hóa trong Hiến pháp 1992 và trong hệ thống pháp luật.

 Phải quán triệt nguyên tắc tính thống nhất, tính phổ biến, tính đặc thù của

quyền con người khi xem xét giải quyết những vấn đề thực tiễn, cụ thể về quyền con người.

 Giáo dục quyền con người, quyền công dân là sự giáo dục đồng thời cả tính

giai cấp và giá trị nhân loại.

 Quyền con người, quyền công dân cơ bản là thống nhất, việc giáo dục quyền

con người, quyền công dân phải kết hợp chặt chẽ với giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật. Việc tuyên truyền phổ biến các công ước quốc tế về quyền con người phải đi đôi với tuyên truyền phổ biến các văn bản luật quốc gia.

 Giáo dục đồng thời cả các quyền dân sự chính trị, các quyền kinh tế, văn hóa,

xã hội. Giáo dục mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề quyền con người, quyền công dân với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và truyền thống dân tộc, giá trị văn hóa nhân loại và trong xu thế quan hệ thời đại.

 Giáo dục về mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng giữa hai vấn đề quyền con

người, quyền công dân và giáo dục đồng thời cả hai vấn đề này.

 Giáo dục nhận thức cho nhân dân về luận điểm xuyên tạc của các nước phương

tây, các thế lực thù địch về vấn đề quyền con người, quyền công dân.

 Giáo dục về lịch sử hình thành và phát triển quyền con người, quyền công dân

trên thế giới và Việt Nam.

+ Đối tượng, phạm vi giáo dục quyền con người, quyền công dân: Việc giáo dục quyền con người, quyền công dân phải được thực hiện trên phạm vi cả nước, cho mọi đối tượng, cho mọi cơng dân, trong đó đặc biệt chú ý đến các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội như phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số số ở vùng sâu, vùng xa.

+ Về hình thức, phương pháp: Việc giáo dục quyền con người, quyền công dân phải được thực hiện đồng thời bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, phải kết hợp giữa trong nhà trường và bên ngoài xã hội, giữa các cơ quan chức năng với các phương tiện thông tin đại chúng.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ Đảng, chính quyền đồn thể. + Tiếp tục xây dựng và kiện toàn bộ máy chuyên trách về vấn đề quyền phụ nữ, quyền trẻ em và các nhóm dễ bị tổn thương khác.

+ Tăng cường, phát huy hiệu quả quan hệ quốc tế, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trong các hoạt động về giáo dục quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là giáo dục quyền phụ nữ, quyền trẻ em.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay (Trang 81 - 83)