Giáo dục nhân quyền ở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 49)

- Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người: Ngay từ khi ra đời,

2.1.2. Giáo dục nhân quyền ở một số nước trên thế giớ

Hiện nay nhiều nước đã hình thành chương trình giáo dục quyền con người, quyền công dân như: úc: Có chương trình giáo dục cơng dân và nhóm chun gia về giáo dục cơng dân, thành lập 1994; áo: Bộ Giáo dục và các cơng việc văn hóa, tập trung vào việc giới thiệu nhân quyền trong các trường học của áo, với sự giúp đỡ của

Phịng Giáo dục cơng dân và Trung tâm dịch vụ giáo dục nhân quyền; Botswana: Có

chương trình về giáo dục cơng dân, chính sách giáo dục cơ bản 10 năm; Canađa: Chính sách chủ nghĩa đa văn hóa được chuyển tải vào trong các hình thức khác nhau ở địa phương, các chương trình như nghiên cứu văn hóa để thống nhất về vấn đề nhân quyền, các kỹ năng công dân và giáo dục giá trị; Colombia: có trường trung học Escula-Nueva đã được trợ giúp để có một chương trình dẫn đầu trong khu vực liên quan đến phương pháp sư phạm mới giảng dạy trẻ em và các thầy giáo về các vấn đề về tự quản và quyền; Đan Mạch: Có một chương trình giáo dục nhân quyền cho các trường học và hai khóa cho các thầy giáo. Các đơn vị trợ giúp này bao gồm Trung tâm nhân quyền Đan Mạch (DCHR), Trung tâm trợ giúp giảng dạy, cao đẳng sư phạm, Trường Nghiên cứu giáo dục Hoàng gia, Hội chữ thập đỏ, Hội đồng về tị nạn và Tổ chức ân xá quốc tế trợ giúp nhà thờ của Đan Mạch; Vương quốc Anh: Năm 1998, một đạo luật về nhân quyền đã được Hạ Nghị viện Anh thơng qua. Hiện có chương trình đạo tạo tư pháp ở Anh và Xứ Wales. Và có khoảng 3.500 thẩm phán, 33.000 hội thẩm đã được đào tạo về nhân quyền. Một chương trình quốc gia mới cho các trường học ở Anh và Xứ Wales bao gồm một bộ phận nhận thức về nhân quyền, được coi là một bộ phận của chương trình giáo dục cơng dân nhằm tạo ra ý thức nhân quyền; Cộng hòa

Liên bang Đức: Các cuộc hội thảo đã được thiết kế và tổ chức trong suốt thời gian từ

1982 - 1994, cho sinh viên, thầy giáo và học sinh về giáo dục xã hội với chủ đề là giáo dục hịa bình, cơng lý và nhân quyền. Guyvana: UNICEF và Bộ Giáo dục đã đạt được một chương trình nhằm mục đích phát triển hơn về các lớp học có trẻ em: "Trẻ em thân thiện" và nhằm thực hiện các điều khoản quốc tế về quyền trẻ em để có thể áp dụng một cách trực tiếp vào giáo dục; Hà Lan: Có Trung tâm giáo dục cơng dân: nhấn mạnh không chỉ việc chuyển giao kiến thức mà nghiên cứu bằng hành động, bằng việc làm; Thụy Điển: Một trong những mục tiêu giáo dục chính trị của Thụy Điển là khuyến khích học sinh hiểu biết các giá trị dân chủ theo đó, chia sẻ trách nhiệm và phương pháp làm việc dân chủ đã trở nên ngày càng quan trọng; Mỹ: Đã có lịch sử lâu đời về tầm quan trọng về việc giáo dục công dân và giáo dục lớp trẻ trở thành công dân tốt đã trở thành yếu tố quan trọng nhất trong nghiên cứu giáo dục ở Mỹ; Liên

quyền đã bị xóa bỏ. Năm 1992, Luật Giáo dục mới của Nga đã được thông qua với Điều 2 quy định các nguyên tắc mới, trong đó có giáo dục về nhân đạo; Nauy: Có một cơ quan thanh tra về trẻ em "Ombudsman for children" và Bộ trẻ em và các cơng việc gia đình.

Một số nước thuộc khu vực châu á cũng hình thành chương trình giáo dục quyền con người như: ấn Độ có một chương trình bắt buộc liên quan đến hệ thống chính trị và Hiến pháp ấn Độ, tình hình nhân quyền trên thế giới, đặc biệt là sự vi phạm nhân quyền của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Apácthai và những văn kiện lịch sử chính như Tun ngơn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền; Malaixia: Bộ luật Giáo dục năm 1995 không đề cập đến sự cần thiết

phải giáo dục cơng dân mặc dù chương trình giáo dục quốc gia đã đưa các giá trị cơng dân vào trong chương trình mơn học lịch sử ở cấp trung học; Pakistan: Tổ chức "Xã hội vì sự tiến bộ của giáo dục" là tổ chức phi chính phủ khơng mang tính lợi nhuận, thành lập năm 1982, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; Xirilanca: Là một nước đa tôn giáo, đa chủng tộc giống nhiều nước Asian khác, năm 1994, Trung tâm nghiên cứu về nhân quyền của Trường Đại học Colombo đã phát động thông qua Bộ Giáo dục đào tạo một chương trình giáo dục nhân quyền có chọn lọc. Bắt đầu thiết lập các Trung tâm nhân quyền của sinh viên ở 25 trung tâm, 8 tỉnh. Đến nay, đã có 65 Trung tâm nhân quyền trên cả nước; Philippin: Năm 1991, Tổ chức Ân xá quốc tế của Philippin (AIP) bắt đầu thực hiện một dự án giáo dục tự do với sự giúp đỡ tài chính của Operasjon - một tổ chức thanh niên Nauy - Norwegian Youth, mục đích của nó là cơng bố nhân quyền ở cả nơng thơn và thành thị; Campuchia: Liên đồn "Thúc đẩy và bảo về nhân quyền Campuchia" được thành lập năm 1992, căn cứ vào Hiệp định Hịa bình Pari năm 1991, đã xác định nhu cầu giáo dục nhân quyền ở Campuchia. Theo Điều 16 của Hiệp định, cơ quan chuyển tiếp Liên Hợp Quốc ở Campuchia (UNTAC) sẽ thực hiện chương trình giáo dục nhân quyền để khuyến khích tơn trọng và hiểu biết về nhân quyền.

Nghiên cứu qua nội dung chương trình giáo dục quyền con người ở một số nước trên thế giới đến nay cho thấy: các nước hầu như cũng chưa phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa giáo dục quyền con người với giáo dục quyền công dân, mà đa phần là sự lồng

ghép giữa hai nội dung này với nhau. Về nội dung chương trình giáo dục cho thấy cũng chưa có nước nào có nội dung chính thức cho từng nhóm đối tượng khác nhau, mà mỗi nước có cách thức giáo dục, nội dung và phương pháp riêng. Điều này cũng là lẽ thường, vì giáo dục nhân quyền phụ thuộc nhiều các yếu tố về lịch sử, kinh tế, xã hội, tập quan và hệ thống pháp luật của mỗi nước. Hưởng ứng Thập kỷ giáo dục nhân quyền cũng đã có nhiều nước thiết lập cả Chương trình hành động quốc gia về giáo dục nhân quyền.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 49)