Xây dựng tổ chức, cơ quan chuyên trách về giáo dục quyền con người, quyền công dân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay (Trang 96 - 98)

- Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người: Ngay từ khi ra đời,

3.2.2.6. Xây dựng tổ chức, cơ quan chuyên trách về giáo dục quyền con người, quyền công dân

cần có chính sách đầu tư nguồn lực, kỹ thuật thích hợp cho các cơ quan thơng tin tun truyền, đặc biệt các cơ quan phát thanh truyền hình, báo chí để các cơ quan này có khả năng, điều kiện thực hiện hoạt động của mình mà khơng bị phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Bản thân các cơ quan thơng tin đại chúng phải coi hoạt động tuyên truyền giáo dục nói chung và giáo dục quyền con người, quyền cơng dân nói riêng là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình từ đó xây dựng các chuyên mục, chương trình thường xuyên, liên tục và rộng khắp cho hoạt động này. Nên dành riêng chuyên mục "nhân quyền của bạn" trên đài truyền hình, đài phát thanh và cả báo chí với nội dung phong phú, đa dạng phù hợp với mọi đối tượng và lứa tuổi khác nhau.

3.2.2.6. Xây dựng tổ chức, cơ quan chuyên trách về giáo dục quyền con người, quyền công dân quyền công dân

- Hiện nay chúng ta mới chỉ có ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam là các có quan chuyên trách về quyền của phụ nữ và quyền của trẻ em. Bản thân hai cơ quan này cũng hoạt động độc lập với nhau và đa số cán bộ của hai cơ quan này hoạt động mang tính chất kiêm nhiệm. Vì vậy, theo chúng tơi, để đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động về quyền con người, quyền cơng dân nói chung và hoạt động giáo dục quyền con người, quyền cơng dân nói riêng trong thời gian tới, chúng ta cần thiết phải có một cơ quan chuyên trách chung về vấn đề này. Cơ quan này được hình thành trên cơ sở hợp nhất hai ủy ban nêu trên và trực thuộc Chính phủ. Cơ quan này chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục, đảm bảo quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam, tiếp nhận điều phối các dự án, các nguồn hỗ trợ tài chính của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và thay mặt chính phủ thực hiện các quan hệ đối ngoại trong lĩnh vực này. Có như vậy mới tạo ra được sự tập trung, thống nhất và có hiệu quả trong việc tuyên truyền giáo dục và đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam. Hoạt động này cũng phù hợp mục tiêu cải cách hành chính hiện nay của Việt Nam.

Quốc hội, Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp luật, pháp quy, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của cơ quan này và mối quan hệ của cơ quan này cả các cấp, các Bộ ngành có liên quan, với các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, nhằm đảm bảo hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân được thực hiện tập trung, thống nhất và sự rõ ràng, minh bạch về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tham gia hoạt động này.

Trong khi chưa có cơ quan chuyên trách thực hiện chức năng nhà nước về bảo vệ thúc đẩy quyền con người, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, giáo dục quyền con người của Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Phạm vi tun truyền, giảng dạy khơng chỉ bó hẹp trong khn khổ Học viện mà cần phải mở rộng sang các cơ sở giáo dục khác với quy mô rộng lớn hơn cho các đối tượng khác nhau. Tham gia phối hợp và giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ về nhân quyền với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khác để bảo đảm tính thống nhất về chương trình và tính chính xác về nội dung.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)