Hoạt động Giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay (Trang 49 - 72)

- Quan điểm của Liên Hợp Quốc về giáo dục quyền con người: Ngay từ khi ra đời,

2.2. hoạt động Giáo dục quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay

nay

Xuất phát từ quan điểm "bảo vệ và phát triển quyền con người chính là lý tưởng của những người cộng sản, của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là bản chất của chế độ ta, của nhà nước ta" [73, tr. 5], Đảng và Nhà nước ta cho rằng quyền con người là giá trị cao quý nhất của nhân loại, là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới; công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta chính là sự tiếp nối các giai đoạn cách mạng trước đây trong việc bảo vệ và phát triển quyền con người, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua các nước phương Tây luôn lợi dụng vấn đề nhân quyền để bôi nhọ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, can thiệp vào công việc nội bộ nước khác. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ dân chúng do thiếu nhận thức đầy đủ, do thiếu thông tin nên đã hiểu sai bản chất của nhà nước ta, hiểu sai lệch tình hình nhân quyền ở nước ta. Để giải quyết vấn đề này Đảng, Nhà nước ta chủ trương: "Chúng ta cần phải tiếp nhận có chọn lọc những giá trị chung của nhân loại trên cơ sở những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước; ngăn ngừa những kẻ xấu lợi dụng nhân quyền, dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ, vào chủ quyền quốc gia" [79, tr. 2]. Để thực hiện được chủ trương này cần phải: "Tăng cường tuyên truyền giáo dục các quan điểm đúng đắn, phê phán các quan điểm sai lầm, những nhận thức mơ hồ về dân chủ và nhân quyền" [79, tr. 2].

- Thực hiện mục tiêu tăng cường giáo dục quyền con người, quyền công dân của Đảng, Nhà nước; các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tăng cường tổ chức các hoạt động liên quan đến vấn đề này và đã thu được những kết quả nhất định.

+ Hoạt động của Trung tâm nghiên cứu quyền con người.

* Trung tâm nghiên cứu quyền con người, thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được thành lập tháng 9/1994. Chức năng của trung tâm là nghiên cứu và giảng dạy, giáo dục về quyền con người, quyền công dân. Cụ thể:

- Giảng dạy về quyền con người, quyền công dân trong hệ thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bao gồm Trung tâm Học viện và 4 phân viện ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh; mạng lưới 61 Trường chính trị thuộc 61 tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Nghiên cứu giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về quyền con người, quyền công dân trong xã hội.

- Biên soạn chương trình, giáo trình, giáo khoa và các tài liệu về quyền con người, quyền công dân.

- Chỉ đạo và hướng dẫn nội dung, chương trình, bồi dưỡng giảng viên mơn học về quyền con người, quyền công dân cho các phân viện và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mặc dù mới được thành lập nhưng Trung tâm đã thực hiện có kết quả nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, đào tạo đội ngũ giảng viên và giảng dạy về giáo dục về quyền con người, quyền công dân. Riêng trong năm 2000 Trung tâm đã thực hiện các hoạt động sau:

Hoạt động giảng dạy về quyền con người, quyền công dân trong hệ thống Học viện; thực hiện giảng dạy bộ môn "lý luận về quyền con người" cho 20 lớp cử nhân chính trị tập trung, tại chức, với tổng số 20 lớp, 2.000 lượt học viên; hoàn thành việc soạn thảo mới giáo trình "lý luận về quyền con người" và giảng dạy cho các đối tượng là nghiên cứu sinh, cao học chuyên ngành Luật, các lớp bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân, bồi dưỡng cán bộ hành chính; bồi dưỡng lý luận cho các cán bộ cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội, và các lớp tập huấn về giới, quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền trẻ em ở trong và ngoài học viện.

Hoạt động giáo dục, tuyên truyền về quyền con người, quyền công dân trong xã hội:

- Năm 2000 Trung tâm đã kết hợp với UNICEF Hà Nội, ủy ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục quyền con người, quyền công dân; đặc biệt về giới, quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền trẻ em, cụ thể:

+ Tổ chức và hỗ trợ tổ chức 41 hoạt động giáo dục, tuyên truyền về giới và quyền trẻ em. Trong đó được phân ra: 01 hội nghị giảng viên kiêm chức về quyền trẻ em, 01 hội thi nhận thức về quyền trẻ em, 01 khóa tập huấn đào tạo giảng viên kiêm chức về quyền trẻ em; 01 khóa tập huấn liên tỉnh, 04 khóa tập huấn nhỏ và 33 khóa tập huấn tỉnh, huyện. Tổng số cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể được tập huấn về giới và quyền trẻ em chương trình trên là 1.300 người.

+ Xuất bản 02 tập tài liệu tập huấn về quyền trẻ em, trong đó có 01 tập tài liệu giảng dạy 320 trang với hệ thống 05 bài giảng được xây dựng theo phương pháp giảng dạy mới; và một tập tài liệu tình huống 78 trang, 30 bài tập tình huống tương ứng với 05 bài giảng của tập tài liệu giảng dạy.

+ Xuất bản 02 bản tin lưu hành nội bộ về quyền con người và quyền trẻ em gồm: Bản tin "Thông tin quyền con người" ra 3 tháng một kỳ với nội dung đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về quyền con người, quyền công dân trên thế giới và ở Việt Nam; bản tin "Vì quyền trẻ em" ra 03 tháng một kỳ với nội dung là diễn đàn của những người làm công tác giảng dạy tuyên truyền và giáo dục về quyền phụ nữ và quyền trẻ em.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác liên quan đến giáo dục quyền con người, quyền công dân.

- Nghiệm thu 02 đề tài mang tính lý luận cơ bản về quyền con người, quyền cơng dân: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người", "lý luận về quyền con người".

+ Triển khai nghiên cứu đề tài: Sự phát triển về quyền con người trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa trong thời kỳ đổi mới ở nước ta.

- Tổ chức nhiều hội thảo khoa học về các phương diện khác nhau của quyền con người, quyền công dân nhằm cập nhật thông tin, làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về quyền con người, quyền công nhân như:

+ Hội thảo: Hiến pháp, pháp luật về quyền con người - kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển. Cuộc hội thảo này nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà khoa học Việt Nam - Thụy Điển trong việc bảo đảm quyền con người của các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp giữa hai nước.

+ 03 hội thảo về quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự các cuộc hội thảo này nhằm trao đổi thông tin kiến thức về quyền con người, luật quốc tế về quyền con người, những kinh nghiệm thực tiễn trong việc thực thi pháp luật, bảo đảm quyền con người giữa các nhà khoa học Việt Nam - Thụy Điển và cán bộ làm công tác thực tiễn trong ngành kiểm sát ở nước ta.

+ Hội thảo: Nâng cao kỹ năng soạn thảo báo cáo quốc gia các công ước quốc tế về quyền con người;

+ Hội thảo: Quyền, lợi ích của phụ nữ và trẻ em trong quan hệ hôn nhân - gia đình; Hội thảo: Tập tục truyền thống với việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền trẻ em ở Việt Nam.

- Hoạt động giáo dục quyền con người, quyền công dân của Trung tâm nghiên cứu quyền con người trên lĩnh vực truyền thông, ấn bản phẩm:

+ Các ấn bản phẩm lưu hành nội bộ, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy như: Các văn kiện quốc tế và quốc gia về quyền con người, xuất bản năm 1995 (đề tài KX 07-16); quyền con người của tác giả Jacques Mourgon - giáo sư trường Đại học khoa học xã hội Toulrase - xuất bản năm 1995 (đề tài KX 07-16); tài liệu tham khảo phục vụ lãnh đạo, nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu quyền con người và Phịng thơng tin - tư liệu - Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản.

- Tạp chí Vì quyền trẻ em ra 3 tháng 1 kỳ là diễn đàn công tác giảng dạy, tuyên truyền về quyền trẻ em; Tạp chí thơng tin, quyền con người ra

03 tháng 1 kỳ, giới thiệu quan điểm của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin trong nước và quốc tế về quyền con người.

- Giáo trình quyền trẻ em: Do Trung tâm nghiên cứu quyền con người và UNICEF thực hiện năm 2000. Là tài liệu giáo dục, tuyên truyền về quyền trẻ em. Tài liệu này dùng để tập huấn cho các giảng viên tổ chức các lớp tập huấn về quyền trẻ em cho các học viên là các cán bộ đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội.

- Các tình huống nghiên cứu về quyền trẻ em do Trung tâm nghiên cứu quyền con người và UNICEF xuất bản năm 2000. Tài liệu này được xây dựng đồng bộ với giáo trình "quyền trẻ em", nhằm cung cấp nhu cầu về giảng dạy, tuyên truyền về quyền trẻ em ở Việt Nam nói chung và Trung tâm nói riêng.

- Quyền trẻ em - sách chuyên đề phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và thực hiện quyền trẻ em do Trung tâm nghiên cứu quyền con người xuất bản tháng 6/2000.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn nhân quyền sau hơn mười lăm năm thực hiện đường lối đổi mới, Trung tâm đang triển khai đề tài khoa học cấp nhà nước: "Nhân quyền - thành tựu sau mười lăm năm đổi mới". Kết quả nghiên cứu để tài này chắc chắn sẽ tạo cơ sở lý luận mới cho việc thúc đẩy quyền con người ở nước ta trong những năm đầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

* Hoạt động của ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trên lĩnh vực giáo dục quyền con người, quyền công dân:

- Cơng ước Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) thông qua và mở cho các nước ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết 34/180 ngày 18/12/1979 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và có hiệu lực từ ngày 3/9/1981 theo điều 27 (1) của công ước. Việt Nam là nước thứ 6 ký công ước năm 1979 và ngày 27/11/1981 Hội đồng Nhà nước Việt Nam đã phê chuẩn công ước này.

Từ khi phê chuẩn công ước CEDAW, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp, nhiều hoạt động để thực hiện công ước này. Đặc biệt tại hội nghị thế giới lần

thứ IV về phụ nữ của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh - Trung Quốc tháng 9/1995, Chính phủ Việt Nam đã chính thức cơng bố "Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000". Đây là sự cam kết chính thức của Chính phủ Việt Nam trước thế giới về việc thực hiện chiến lược tồn cầu vì mục tiêu "bình đẳng - phát triển - hịa bình". Tháng 10 năm 1997 Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt "kế hoạch hành động quốc gia đến năm 2000 vì sự tiến bộ của phụ nữ".

ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam là cơ quan chuyên trách thực hiện kế hoạch hành động quốc gia này được thành lập theo quyết định số 72/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/2/1993 trên cơ sở kiện toàn và đổi tên từ ủy ban quốc gia về thập kỷ phụ nữ của Việt Nam.

- Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 đề cập đến 11 mục tiêu trong đó có mục tiêu đẩy mạnh cơng tác thơng tin tun truyền vì mục đích góp phần nâng cao nhận thức về quyền bình đẳng nam - nữ (mục tiêu 8) [49 tr. 22]. Theo mục tiêu này, đến năm 2000 nhằm tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bình đẳng giới, phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam; kế hoạch đề ra hai mục tiêu cụ thể là tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào công tác truyền thống.

Để thực hiện được mục tiêu tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới bản kế hoạch đưa ra 7 biện pháp nhằm chủ trì, phối kết hợp với Bộ Văn hóa thơng tin, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và Trung ương Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyên truyền, giáo dục thực hiện công ước của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, cương lĩnh hành động tồn cầu vì sự tiến bộ của phụ nữ và chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000.

ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam xác định công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện và phương tiện chủ yếu để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về bình đẳng giới.

- Hàng quý, ủy ban ra bản tin "phụ nữ và tiến bộ", để kịp thời chỉ đạo và thông tin tới các ban vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đến thời điểm năm 2000 đã ra được 24 số bằng tiếng việt và 5 số bằng tiếng Anh. Hiện nay đã xuất bản 25 đầu sách và tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, huấn luyện về giới, kỹ năng hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cơ sở; phát hành 4 loại áp phích cơ động với 5.000 bản, đặt trên đường phố Hà Nội và một số tỉnh, thành; thực hiện 4 chương trình quảng cáo phát trên kênh VTV1 và các đài truyền hình địa phương; làm 10 chuyên đề về bình đẳng giới phát sóng trên đài truyền hình TW, đài tiếng nói Việt Nam; tổ chức 5 lớp tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức về giới cho hơn 2.500 lượt người thuộc đối tượng thực hiện kế hoạch vì sự tiến bộ phụ nữ, đặc biệt là tập huấn cho các đồng chí lãnh đạo cao cấp (Thứ trưởng và tương đương, Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban vì sự tiến bộ phụ nữ); tập huấn cho 144 nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa 10, góp phần nâng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội lên 26,22%, đứng hàng thứ hai châu á - Thái Bình Dương về tỷ lệ đại biểu quốc hội (sau Niu-di-lân); tập huấn cho 18.000 nữ ứng cử viên của cấp phục vụ bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp khóa 1994 - 2004; hồn thành có chất lượng báo cáo quốc gia lần hai, báo cáo ghép lần thứ 3 và 4 về tình hình thực hiện cơng ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) theo quy định của Liên Hợp Quốc.

Hoạt động của các cơ quan khác trong thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam 1997 - 2000. Trên lĩnh vực giáo dục quyền con người, quyền công dân.

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm học 1999 - 2000 đã tổ chức rà sốt chương trình và nội dung dạy học các bậc phổ thơng, điều chỉnh chương trình dạy học và khối trường đại học, đưa một số nội dung giáo dục mang tính tồn cầu vào nhà trường như giáo dục dân số, môi trường, giới...

+ UBQG đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức tuyên truyền rộng rãi qua các cuộc họp, hội thảo, các phương tiện thông tin đại chúng về công ước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay (Trang 49 - 72)