Xây dựng thương hiệu đặc thù và nhãn hiệu riêng cho sản phẩm cà phê nhân của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 97 - 98)

nhân của doanh nghiệp

Với sản lượng xuất khẩu cà phê nhân robusta đứng đầu thế giới hiện nay, thương hiệu cà phê Việt Nam chỉ mới được xây dựng với dự án xác lập bảo hộ “Tên gọi xuất xứ hàng hóa cà phê Bn Ma Thuột” đã được cấp đăng bạ tên gọi tại quyết

định số 806/QĐ-SHTT ngày 14/10/2005 tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột [25] . Đối

với khách hàng nước ngoài, hầu như đó chỉ là tên gọi trên lãnh thổ Việt Nam. Để thương hiệu được công nhận và sản phẩm cà phê nhân Việt Nam được kinh doanh ở nước ngồi, tên gọi và thương hiệu đó cần được đăng ký và được công nhận tại các nước nhập khẩu thì mới có giá trị bảo hộ trên thế giới. Các sản phẩm cà phê bền vững nên kết hợp đăng ký thương hiệu có chỉ dẫn địa lý để sáng tạo thương hiệu riêng cho cà phê nhân của Việt Nam với hình ảnh, “diện mạo” khác trong lịng khách hàng, trung tâm là “Cà phê Buôn Ma Thuột”.

3.3.4.4 Điều kiện thực hiện

¾ Các doanh nghiệp đã và đang xây dựng chuỗi cung ứng cà phê nhân bền vững, có các sản phẩm cà phê có chứng nhận tham gia vào các dịng cà phê chính trên thế giới

¾ Các doanh nghiệp đang trong q trình xây dựng thương hiệu, có đầu tư và tổ chức cho công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm cà phê nhân

3.3.4.5 Khó khăn khi thực hiện giải pháp

¾ Các doanh nghiệp đầu ngành chưa nghiêm túc xây dựng thương hiệu và tổ chức chương trình hành động hiệu quả để giới thiệu cà phê Việt Nam.

¾ Hạn chế về nguồn nhân lực, vật lực, nguồn quỹ đầu tư cho giai đoạn đầu xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp

[25] Sở khoa học và công nghệ Đắk Lắk (2009), Kết quả bước đầu thực hiện dự án “ Hỗ trợ và quản lý chỉ

dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột”, Tài liệu Hội nghị Tổng kết niên vụ cà phê 2008-2009 Ủy ban nhân dân

3.4 CÁC KIẾN NGHỊ:

Để thực hiện được các giải pháp đã đề ra như trên, ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam cần phải được sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước và Hiệp hội cà phê Việt Nam để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thực thi các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê bền vững. Trong mối tương quan ngành, chuỗi cung ứng bền vững của các doanh nghiệp xuất khẩu là đường “xương sống” cho sự phát triển cà phê bền vững của ngành. Tác giả đề xuất một số kiến nghị đối với nhà nước và Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam như sau:

3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)