Khâu xuất khẩu: Tổ chức thu gom, chế biến và xuất khẩu hiệu quả trong khuôn khổ bền vững

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 83 - 87)

khuôn khổ bền vững

Sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam sẽ trở thành đầu vào chuỗi cung ứng của nhà rang xay. Yêu cầu chung của các nhà rang xay thế giới là sản phẩm cà phê nhân sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn phẩm cấp của hàng nguyên liệu đầu vào cho hệ thống nhà máy của họ ở nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nhận thức trách nhiệm doanh nghiệp của mình trong chuỗi cung ứng đó. Từ đó, tổ chức được hệ thống chuỗi cung ứng cho nhà máy chế biến đạt chất lượng khách hàng mong đợi.

Để tổ chức hoạt động xuất khẩu hiệu quả, vai trò quản trị chuỗi cung ứng của nhà xuất khẩu là hết sức cần thiết. Bên cạnh những nhà xuất khẩu được ủy thác,

không liên kết chặt chẽ được chuỗi cung ứng tận nhà sản xuất, các nhà xuất khẩu lớn và có nhà máy chế biến cà phê nhân tại Việt Nam cần ưu tiên quản lý chuỗi cung ứng của mình theo một mơ hình phù hợp:

¾ Bớt khâu trung gian, mua hàng trực tiếp từ nông dân thông qua đại lý có tổ chức, có quản lý nguồn hàng và nguồn gốc hàng hóa, có chính sách hỗ trợ và cam kết lâu dài với nông dân địa phương để đảm bảo lượng hàng và chất lượng nguyên liệu đầu vào chế biến. Như vậy, cần tổ chức hệ thống thu mua tinh gọn, hiệu quả, chất lượng nguyên liệu đạt chuẩn, có nhật ký mua hàng để quản lý chuỗi cung ứng chặt chẽ cho nhà máy chế biến.

¾ Tổ chức logistics hiệu quả, cơ cấu lại hệ thống nhà máy, kho bãi, văn phòng

ở vị trí “đắc địa”. Từ đó, định hướng địa bàn hoạt động gần nguồn nguyên

liệu, thiết kế nhà máy và công suất, lắp đặt thiết bị phù hợp qui mô và năng lực sản xuất của nhà máy, quản lý và luân chuyển hàng hóa cùng với sự cân đối dịng tiền vốn vay, tiết kiệm được chi phí và lưu kho.

¾ Trong chuỗi cung ứng vận hành phối hợp với chuỗi cung ứng đầu vào của các nhà rang xay một cách hiệu quả, cần đi sâu khai thác “sản xuất theo hàng tồn kho” cho các đơn hàng lớn vài trăm tấn như chất lượng hàng Nestle và làm dịch vụ quản lý hàng tồn kho theo đơn hàng của Nestlé (VMI – Vietnamese Management Inventory) với mức chi phí hợp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng lớn này. Bên cạnh đó, có thể giảm mức độ tồn kho khi “sản xuất theo đơn đặt hàng” của các nhà rang xay Nhật Bản yêu cầu chất lượng đặc biệt cho một đến hai container một đơn hàng liên tục trong cả năm, hoặc thực hiện kết hợp “kết cấu theo đơn hàng” cho nhiều chất lượng hàng được giao cho một lô hàng hoặc “thiết kế theo đơn hàng” có những yêu cầu riêng biệt của khách hàng về hàm lượng OTA, dư lượng hóa chất … ¾ Hệ thống nhà kho chắc chắn, đảm bảo khơ thống và có các biện pháp bảo

quản hàng hóa trước những điều kiện thời tiết biến động. Công việc cần thiết cho khâu này là tuyển dụng đội ngũ nhân viên quản lý có kinh nghiệm để

vận hành hiệu quả khâu logistics, trung chuyển hàng hóa, đóng hàng giao lên container để xuất khẩu vì kho trung chuyển là nơi tập kết hàng hóa, kiểm tra chất lượng hàng hóa trước khi xuất, theo yêu cầu nhà nhập khẩu.

¾ Khâu hồn thành bộ chứng từ thanh toán cũng rất quan trọng để thu tiền của khách hàng nhanh chóng theo điều kiện C.A.D (cash against documents) vì thời gian xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu nhanh hay chậm sẽ dẫn đến việc nhận thanh tốn nhanh hay chậm. Hầu hết các văn phịng khách hàng nước ngồi đặt tại TP.HCM, tùy qui mơ và điều kiện nhà xuất khẩu có trụ sở ở vùng sản xuất, có thể sử dụng “th ngồi” để có thể tận dụng lợi thế chun mơn của các cơng ty giao nhận hồn thành bộ chứng từ xuất khẩu bằng chi phí hợp lý và nhanh chóng.

¾ Các doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý từ sản xuất, thu mua, chế biến và xuất khẩu để vừa có cơ sở tham chiếu hồ sơ quản lý chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu cho doanh nghiệp vừa có dữ liệu đầu vào trong chuỗi cung ứng cà phê nhân cho khách hàng.

3.3.1.4 Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện giải pháp mang tính khả thi cần các điều kiện sau :

¾ Lãnh đạo doanh nghiệp có ý thức về sự bền vững và có chủ trương, kế hoạch xây dựng chuỗi cung ứng cà phê nhân của mình trong khn khổ bền vững. ¾ Các doanh nghiệp có nhà máy chế biến, tham gia kinh doanh xuất khẩu cà

phê có ý thức lợi ích của xuất khẩu cà phê bền vững trong chuỗi giá trị gia tăng, có liên kết với chuỗi cung ứng khách hàng rang xay. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại khó có thể thuộc đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng cà phê bền vững vì hầu như khơng thể tn thủ các điều kiện, các qui trình và qui định nghiêm ngặt trong chuỗi cung ứng chung và không tạo thêm được giá trị gia tăng cho doanh nghiệp của mình.

¾ Doanh nghiệp có đăng ký sản xuất cà phê bền vững và là thành viên các tổ chức chứng nhận cà phê bền vững thế giới. Tận dụng được sự trợ giúp, hợp tác về mặt kỹ thuật, cũng như đầu ra, khách hàng (nhà kinh doanh, nhà rang xay….) cho sản phẩm cà phê bền vững của doanh nghiệp.

¾ Doanh nghiệp xuất khẩu có tổ chức nhân sự để theo dõi và thực hiện chương trình này. Đồng thời, đầu tư ngân sách nếu có kế hoạch tham gia xuất khẩu các loại cà phê bền vững có xác nhận.

3.3.1.5 Khó khăn khi thực hiện giải pháp

¾ Nhân sự: Việc tổ chức hệ thống cung ứng chặt chẽ đòi hỏi cần có sự quản lý và tinh thần trách nhiệm của nhân viên phụ trách. Doanh nghiệp cần tổ chức đội ngũ nhân sự có chun mơn, đào tạo và bồi dưỡng đạo đức để chuỗi cung ứng nguyên liệu cà phê nhân của mình có hiệu quả.

¾ Điều kiện thực hiện: với qui mô sản xuất nhỏ lẻ của nơng dân, cơ chế hợp tác xã chưa hồn chỉnh, việc thuyết phục và tập hợp nông dân, đại lý bước đầu sẽ khó khăn. Rất cần những nỗ lực xây dựng “uy tín” doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thực hiện và đảm bảo việc kinh doanh “chân chính” tạo lịng tin cho các bên liên kết cùng tham gia.

¾ Tư tưởng làm giàu nhanh của người Việt Nam và mâu thuẫn lợi ích kinh tế của các cấp cung ứng với các khuôn khổ “bền vững” khác.

3.3.2 Giải pháp 2: Tham gia cung ứng các sản phẩm cà phê “khác biệt” trong chuỗi cà phê giá trị gia tăng biệt” trong chuỗi cà phê giá trị gia tăng

3.3.2.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp

¾ Đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cà phê “khác biệt” của một số nhà rang xay và

người tiêu dùng trên thế giới

¾ Nâng cao thương hiệu cà phê Việt Nam, không chỉ dừng lại ở cà phê sạch, mà còn là cà phê ngon, có đẳng cấp trên thị trường thế giới

¾ Từng bước được cơng nhận vào dịng sản phẩm chính của thị trường cà phê “khác biệt” và tạo thêm nhu cầu của thị trường cho cà phê robusta của Việt Nam “có chứng nhận”.

3.3.2.2 Nội dung giải pháp

Cà phê Robusta Việt Nam được các nhà rang xay trên thế giới đánh giá về bản chất “trung tính”, “dễ phối trộn” và có hương vị robusta đặc trưng. Ngoài thế mạnh về hương vị, yêu cầu hết sức khắt khe của nhà rang xay (để chính họ đảm bảo uy tín sản xuất hàng hóa an tồn cho khách hàng cuối cùng trong chuỗi cung ứng của mình) là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (food safety). Bên cạnh việc gia nhập các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng cà phê được kiểm định và chứng nhận bền vững bởi một tổ chức có “uy tín” trên thế giới, theo tác giả, các dịng sản phẩm cà phê “khác biệt”, “có chứng nhận” mà Việt Nam ta có thể tham gia :

(1) Sản phẩm cà phê Robusta chế biến ướt

(2) Sản phẩm cà phê Arabica (Catimor) Việt Nam (3) Sản phẩm cà phê Robusta bền vững có chứng nhận

Tham gia những sản phẩm “khác biệt” này, ngoài mục tiêu bền vững lâu dài mà người sản xuất Việt Nam đạt được, các bên tham gia còn đạt được các mục tiêu “chất lượng cuộc sống” mà các bên tham gia trong chuỗi cùng được hưởng lợi: Nông dân (năng suất cao, thu nhập cao) Ỉ người chế biến (tỷ suất thu hoạch cà phê nhân cao hơn) Ỉ nhà xuất khẩu (chất lượng cạnh tranh, giá cộng thưởng) Ỉ nhà rang xay (cà phê sạch, chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tỷ suất thu hồi cà phê rang cao hơn, thu nhập cao hơn) Ỉ người tiêu dùng (thưởng thức ly cà phê ngon và an toàn cho sức khỏe).

3.3.2.3 Các bước thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)