NHÂN VIỆT NAM
2.3.2 Những khó khăn trong việc xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam
vững cho cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam
Đa số nông dân Việt Nam là đồng bào dân tộc ít người, trình độ nhận thức cịn yếu kém, quy mơ sản xuất cịn manh mún, nhỏ lẻ và tự phát … Sản xuất thiếu tính khoa học và khơng nhất quán. Tâm lý người Việt luôn trông chờ vào
số lượng hơn chất lượng, thói quen “ăn xổi ở thì”, ngại ghi chép, hạch tốn chi phí, ít chia sẻ thơng tin nên phần đơng chưa thấy được tính hiệu quả của việc liên kết trong chuỗi cung ứng. Việc nâng cao nhận thức của nông dân về mối liên kết trong
sự tham gia vào chuỗi và sản xuất cà phê một cách bền vững (duy trì nguồn tài nguyên nước, đất và môi trường …) là cần thiết. Khi nơng dân có ý thức gia nhập chuỗi để đảm bảo sản xuất “bền vững” cũng chính là duy trì sự sống cịn và ổn
định cuộc sống của chính họ về lâu dài, việc tổ chức chuỗi bền vững về cơ bản đã
có sự đồng thuận.
Các đại lý thu gom hàng, cung ứng hàng cho các doanh nghiệp tranh mua tranh bán, tập trung số lượng hơn là chất lượng, chưa chú trọng chuỗi gia tăng giá trị. Tư tưởng làm giàu nhanh nên họ ln phải quay vịng nhanh, hoặc “đầu
cơ”, mua đi bán lại theo số lượng mà không quan tâm chất lượng thực sự người mua mong đợi, thậm chí gian dối về chất lượng và trọng lượng. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng phá sản, ảnh hưởng dây chuyền đến các nông dân ký gửi cà phê “tín thác” cho họ làm ảnh hưởng đến các lợi ích về kinh tế, xã hội trong chuỗi cà phê. Do đó, các doanh nghiệp cần có một cơ chế để tổ chức bộ phận
trung gian tham gia vào chuỗi cung ứng như một mắt xích quan trọng của các nhà xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Nhà xuất khẩu Việt Nam mặc dù đã có nhận thức về ứng dụng của chuỗi cung ứng cà phê bền vững trong hoạt động xuất khẩu cà phê nhân của mình nhưng chưa có khả năng tổ chức chuỗi bền vững một cách tự giác do một số
hạn chế nhất định về vốn, nhân sự, nghiệp vụ. Có đến 62.1% các doanh nghiệp được khảo sát đã và đang tham gia chuỗi cung ứng bền vững vì nhận thức được lợi ích của chuỗi cung ứng bền vững ( câu 9 phụ lục số 7). Hầu hết doanh nghiệp
Việt Nam kinh doanh bằng vốn vay, phải chịu áp lực lãi suất vốn vay, kinh doanh theo phương châm lời nhanh, đôi khi đầu cơ nhưng phán đoán sai về thị trường nên chịu thua lỗ… Do đó, tính cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngồi đã kém lại cịn kém hơn khi chậm giao hàng hoặc không thực hiện được hợp đồng.
Vấn đề nhân sự có chun mơn phục vụ cho ngành cịn thiếu. Cơng tác dự báo, sự chỉ đạo và điều tiết của hiệp hội, các cơ quan của chính phủ trong chiến lược ngành chưa thực sự triệt để và cụ thể. Những đề xuất, kiến nghị mất nhiều
thời gian đi vào thực tiễn để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp kinh doanh trong ngành. Quan điểm tổ chức chuỗi cung ứng cà phê bền vững cịn nằm mang tính chất khuyến cáo, chưa được xem trọng và có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện.
Trước tình hình đó, từng doanh nghiệp cần rà soát lại thực trạng chuỗi cung ứng trong sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân của mình để nhìn nhận những bước cần thiết tổ chức xây dựng chuỗi cung ứng tự giác cho chính doanh nghiệp mình theo hướng bền vững. Các cơ quan ban ngành chuyên trách cũng cần có định hướng tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo chuỗi cung ứng “bền vững”, bằng những chính sách thiết thực, phù hợp. Từ đó, ngành cà phê Việt Nam hội nhập có hiệu quả vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ hai trên thế giới về số lượng, đang cung cấp nguồn nguyên liệu cần thiết cho các nhà rang xay nhập khẩu trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng toàn cầu. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chung của thế giới và vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhà nhập khẩu về tính cạnh tranh, nguyên nhân chính là do chưa xây dựng được chuỗi cung ứng cà phê bền vững và thực sự có hiệu quả.
Một số tiêu chuẩn cà phê có chứng nhận thế giới đang dần được giới thiệu tại Việt Nam và được các nhà rang xay và thương nhân nước ngoài quan tâm cho nhu cầu nhập khẩu của họ. Trong đó, 4C là mơ hình sản xuất cà phê bền vững mang tính cơ bản nhất, đại trà nhất, phù hợp cho qui mô sản xuất cà phê qui mô nhỏ lẻ của nông dân Việt Nam. Mặc dù, cần điều tiết những lợi ích kinh tế như lợi nhuận chia sẻ cho các bên tham gia nhưng sẽ tạo nền tảng cho ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững, trên cả 3 phương diện kinh tế, môi trường và xã hội. Từ đó, có cơ sở vươn tới những “đẳng cấp” cà phê đặc biệt và có chứng nhận trên thế giới với lợi ích kinh tế cao hơn cho tất cả các bên tham gia vào chuỗi.
Với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn của mình, tác giả xin đề xuất bốn nhóm giải pháp ở chương 3 với mục đích đóng góp được một số ý kiến nhỏ bé của mình xây dựng chuỗi cung ứng cà phê bền vững cho ngành cà phê Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: ổn định sản lượng, nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam song song với việc đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ của sự bền vững ngành cà phê Việt Nam và thế giới.
Thực hành xã hội tệ nhất
S
Soolliiddaarrkkaaffffeeee
T
Thhâânn tthhiiệệnn mmơơiitrtrưườờnngg
H
Hữữuu ccơơ
T
Trrồồnnggbbóónnggrârâmm
L
Liiêênn mmiinnhh RRừừnngg mmưưaa
E
EUURREEPPGGAAPP–– UUttzzKKaappeehh IILLOO
T
Thhưươơnnggmạmạii ccôônngg bbằằnngg
Thực hành sinh thái tệ nhất B Bộộ qquuii ttắắcc ứứnngg xxửử cchhunungg Cá c tiêu chu ẩ n s inh th á i Các tiêu chu ẩ n xã h ộ i