Giới thiệu về 4C

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 34 - 37)

cung ứng cà phê bền vững

1.3.1 Giới thiệu về 4C

Theo giải thích của ơng Đỗ Ngọc Sỹ, Điều phối viên kỹ thuật của 4C tại Việt Nam, ý nghĩa của 4C:

• Common (chung): hỗ trợ nơng dân, nhà sản xuất và thương gia, các tổ chức xã hội cùng phát triển trong việc cùng tham gia cải thiện các lĩnh vực môi trường, kinh tế, xã hội nhằm cải thiện chất lượng cà phê.

• Code (bộ qui tắc): Bộ qui tắc tối thiểu về sự bền vững với hệ thống thanh tra độc lập khơng phải trả phí, tiếp cận đến tất cả các người trồng cà phê, đặc biệt là các nông hộ quy mơ nhỏ.

• Coffee (cà phê): tất cả các loại cà phê (cà phê đại trà), các hệ thống sản xuất và vùng trồng cà phê.

• Community (cộng đồng): hợp tác với mạng lưới kỹ thuật để đảm bảo tính cải tiến liên tục; cam kết cùng với ngành trong chuỗi cà phê nhằm hướng đến một ngành cà phê bền vững; truyền thông bằng hệ thống thành viên và sự cam kết, không nhãn hiệu.

Sứ mệnh của 4C là một tổ chức hoạt động độc lập với dự tham gia của người trồng, người kinh doanh, người rang xay cà phê và các tổ chức xã hội. Các thành viên cùng phối hợp với nhau cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường thông qua các thực hành tốt và bền vững hơn cho tất cả những người sống dựa vào cà phê.

Triển vọng của 4C: Tổ chức 4C sẽ được ngành cà phê công nhận là bước đầu tiên cần có để hướng đến một cộng đồng cà phê bền vững hơn và minh bạch hơn trên toàn thế giới.

Tham gia sáng kiến là những nhà sản xuất do các hiệp hội đại diện, đại diện các Cơng đồn và các tổ chức NGO, các tập đoàn lớn trong ngành công nghiệp rang xay như Nestlé, Sara Lee/ Douwe Egbert, Tchibo và Kraft...

Hình 1.3: Bền vững được bắt đầu từ người sản xuất (theo 4C)

4C xây dựng dựa trên các thực hành nông nghiệp và quản lý tốt mang tính cơ bản. Bộ qui tắc ứng xử nhắm đến loại trừ những thực hành không thể chấp nhận và

khuyến khích cải tiến khơng ngừng. Khác với các hệ thống chứng nhận khác (UTZ Certified, Fair Trade, Rainforest Alliance, Organic …), 4C chỉ kiểm tra sự phù hợp chứ không chứng nhận sự phù hợp, do đó khơng cấp chứng chỉ. Trong hệ thống 4C,

Lợi nhuận Hành tinh Con người Môi trường Bộ tiêu chuẩn 4C Xã hội Kinh tế

kiểm tra 4C là xem xét sự phù hợp với tiêu chuẩn cơ bản của 4C, bao gồm 28 chỉ tiêu tiêu biểu cho phức hợp những quan tâm mơi trường, xã hội và kinh tế. Có tất

cả 10 thực hành không thể chấp nhận phải bị loại trừ, trong mỗi khía cạnh bền vững phải đạt sự phù hợp tối thiểu thì mới qua được kiểm tra. Hệ thống “đèn báo” nhằm không ngừng cải thiện tình trạng mơi trường và sinh thái trồng cà phê. “Đèn đỏ”: cần ngừng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại. “Đèn vàng”: tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hàm lượng độc hại thấp theo đề xuất của FAO. “Đèn xanh”: hoạt động mong muốn, ví dụ quản lý cây trồng tổng hợp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại nhất. Chi tiết chỉ tiêu bền vững 4C, xin tham chiếu tài liệu The 4C Code of Conduct [13]

Tất cả kiểm tra của 4C được một tổ chức kiểm tra hoặc chứng nhận thứ ba độc lập tiến hành, các tổ chức này đã qua đào tạo kiểm tra 4C và được chính thức đạt ISO/Guide65. Kiểm tra 4C được thực hiện ở cấp độ Đơn vị 4C. Có thể thành lập Đơn vị 4C ở bất kể cấp độ nào trong chuỗi cung ứng cà phê, từ cấp độ người sản xuất/nhóm người sản xuất cho tới cấp độ nhà rang xay. Kiểm tra được miễn phí cho

người sản xuất: chi phí kiểm tra do Hiệp hội 4C trang trải thơng qua phí thành viên chủ yếu của các thành viên Cơng nghiệp đóng góp.

4C không cho sử dụng nhãn hoặc lô gô của 4C nhưng cho sử dụng tuyên bố là thành viên 4C trên bao bì. Tuyên bố thành viên là một phương tiện để cho các thành viên Công nghiệp của 4C nhấn mạnh rằng họ hỗ trợ cho Tiếp cận Bền vững 4C. Có thể sử dụng rộng rãi lô gô của 4C trên các ấn phẩm, trang web, tài liệu giới thiệu nhưng không được dùng trên bao bì.

Đến tháng 4/2010, 4C đã có 90 đơn vị đăng ký tại 22 nước, trong đó 67 đơn vị được cấp giấy phép (4 đơn vị đã được đối sánh), 77.334 đối tác kinh doanh, trong đó 239.629 cơng nhân, diện tích 542.556 hecta. Tiềm năng sản xuất cà phê 4C theo

nhận định của bà Melanie Rutten Sulz – giám đốc điều hành 4C, sản lượng cà phê 4C tồn cầu có thể đạt 11.2 triệu bao, chiếm 9% tổng sản lượng cà phê toàn cầu [14]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)