Thương mại công bằng (Fairtrade Label Organization FLO)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 65 - 67)

Thương mại công bằng được giới thiệu vào Việt Nam trong hơn một năm qua với những yêu cầu cực kỳ khắc khe mà hầu như nhà sản xuất Việt Nam chưa đáp ứng được. Trong niên vụ 2009/2010, chỉ mới có một đơn vị tiên phong tham gia chương trình này bằng cách tổ chức hai hợp tác xã đồng bào dân tộc trên diện tích 230ha, sản lượng khoảng 880 tấn, giá bán cam kết USD 2,447/tấn cho các hợp tác xã đăng ký theo chương trình này. Đây là chuỗi cung ứng bền vững có tính cam kết cao mà được các nhà sản xuất cà phê Ethiopia đã thực hiện rất thành công.

2.2.3 Một số yêu cầu của khách hàng đối với cà phê nhân xuất khẩu Việt Nam Việt Nam

Trong q trình cơng tác trong ngành cà phê, tác giả tổng hợp được một số yêu cầu chung của khách hàng nước ngoài đối với cà phê nhân Việt Nam như sau:

Chất lượng ổn định: Đây là yêu cầu cơ bản nhất. Chất lượng nguyên liệu đầu

vào cà phê Việt Nam có ảnh hưởng đến việc quản lý chuỗi cung ứng của các nhà nhập khẩu, rang xay nước ngoài. Do chuỗi cung ứng chưa hiệu quả, điều kiện sản xuất kém, hệ thống kho bãi và điều kiện bảo quản hàng hóa khơng đảm bảo, cà phê Việt Nam xuất khẩu có chất lượng thấp hoặc sẽ bị biến chất khi lưu giữ đến cuối mùa vụ. Tính lệ thuộc vào thời tiết và bảo quản sau thu hoạch kém đã dẫn đến tình trạng chất lượng hàng hóa thay đổi theo từng mùa vụ làm khách hàng khó giữ tỷ trọng nguyên liệu cà phê Việt Nam trong công thức rang xay qua các năm. Do đó, rất cần ổn định chất lượng để giữ vững thị phần và gia tăng nhu cầu cà phê nhân

Việt Nam của khách hàng. Tác giả tiếp nhận quan điểm này qua hai cuộc viếng thăm và làm việc trực tiếp với một số khách hàng ở Ý năm 2005 và ở Nhật Bản năm 2008.

Uy tín trong việc thực hiện hợp đồng và cam kết với khách hàng: Cà phê là

hàng nông sản có giá biến động lớn, nhà kinh doanh xuất khẩu Việt Nam chưa thực hiện bảo hiểm giá, đôi khi kinh doanh mang tính đầu cơ nên khơng quản trị được rủi ro, hệ thống chuỗi tự phát bị phá vỡ do lỗ nên không thực hiện hợp đồng hoặc giao hàng khơng đầy đủ, hoặc có trường hợp gian lận về chất lượng, trọng lượng, làm giảm uy tín với khách hàng. Theo luật kinh doanh trong ngành cà phê quốc tế, việc không thực hiện hợp đồng sẽ chịu phạt rất nặng. Với tất cả các thương gia nước ngồi, “default” (khơng giao hàng) là điều tối kỵ và họ sẽ không bao giờ mua bán với các doanh nghiệp khơng tơn trọng cam kết đó.

An toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc: Tất cả các nước nhập khẩu

cà phê trên thế giới đều là những nước tiên tiến, phát triển. Họ ý thức rất rõ về an toàn thực phẩm cho con người. Do đó, trong chuỗi cung ứng của họ, cà phê Robusta Việt Nam chính là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng. Để thực hiện cam kết với người tiêu dùng cuối cùng, các nhà rang xay nước ngoài rất quan tâm

đến nguồn gốc hàng hóa để biết được nguồn ngun liệu đầu vào có an tồn

khơng. Cà phê Việt Nam chưa đáp ứng được hoặc có được nhận biết nhưng chưa được quan tâm bởi các tác nhân trong chuỗi. Theo cách nói của anh Shigeya (một thương gia cà phê Itochu Nhật Bản) khi cùng tác giả thăm nhà rang xay Unicafe tháng 7/2008: “Người Nhật họ xem cà phê là thực phẩm nhưng người Việt Nam chỉ

xem cà phê là cà phê”.

Bảo vệ môi trường sinh thái, trách nhiệm của doanh nghiệp và sự bền vững (Corporate Responsibility and Sustainability - CRS): Đây là yêu cầu bức

thiết ở những quốc gia phát triển khi họ có trình độ nhận thức cao về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường là một trong những điều kiện tồn tại của doanh nghiệp. Ở những nước đang phát triển, vấn đề này cũng đang thực sự nóng bỏng vì

các tác động đến môi trường đang đe dọa sự “sống còn” của các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, dưới sức ép cho hiệu quả kinh doanh, các bên tham gia chuỗi thường tập trung cho lợi ích kinh tế, nâng cao lợi nhuận và giảm chi phí, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và xã hội vẫn chưa được xem trọng và tuân thủ.

Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu: Thương hiệu là tên tuổi, hình

ảnh của nhà xuất khẩu, cũng chính là cở sở nhận biết của các bạn hàng nước ngoài. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa ý thức xây dựng thương hiệu cà phê nhân xuất khẩu của doanh nghiệp. Bao bì, mã hiệu xuất hàng khơng thể hiện những chi tiết tối thiểu cần thiết về hàng hóa, xuất xứ … Trong một số trường hợp lại vi phạm nguồn gốc xuất xứ như tình trạng làm giả C/O [20] hoặc giao hàng cà phê Việt Nam trong tình trạng bao bì “trơn” hoặc sai sót trong ký mã hiệu hàng hóa.

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)