3.1 MỤC ĐÍCH VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Việc đề xuất các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam nhằm vào các mục đích chính như sau:
o Nâng cao nhận thức người trồng, sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam theo hướng bền vững. Từ đó củng cố định hướng phát triển ngành nhằm cung cấp sản phẩm cà phê Việt Nam với một “diện mạo” mới trên thị trường thế giới.
o Hoàn thiện chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam theo hướng bền vững. Từ đó, hình thành các chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu giá trị gia tăng bền vững cho cà phê nhân của Việt Nam trong thời gian sắp tới.
o Từng bước đưa ngành cà phê Việt Nam hòa nhập vào các dịng thị trường cà phê chính trên thế giới với các giá cộng thưởng xứng đáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam có đầu tư vào dịng sản phẩm cà phê “khác biệt”.
3.2 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP
Cà phê là thức uống quan trọng của hàng tỷ người trên thế giới và là ngành hàng chiến lược trong cơ cấu các mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam. Sản lượng đứng thứ hai thế giới là một trong những điều kiện cần nhưng “sự bền vững” lại là điều kiện đủ để ngành cà phê Việt Nam có thể chi phối thị trường cà phê thế giới.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết chuỗi cung ứng và sự phát triển bền vững trong sản xuất cà phê nhân, nhìn nhận thực trạng chuỗi cung ứng sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay cịn bộc lộ sự khơng bền vững trên các phương diện môi trường, xã hội và kinh tế. Đó là:
o Chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam còn chồng chéo, cạnh tranh cục bộ và hoạt động kém hiệu quả.
o Sự yếu kém trong công tác quản lý của ngành, sự tổ chức, liên kết yếu của các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam, khơng thực thi các chính sách, chủ trương của chính phủ một cách đúng đắn, kịp thời.
o Chất lượng sản phẩm vẫn là điểm yếu nhất làm giảm uy tín cũng như giá của cà phê nước ta trên thị trường thế giới.
o Khả năng cạnh tranh, quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam còn hạn chế.
Tác giả tham khảo một số tiêu chuẩn cung ứng cà phê có chứng nhận đã và đang được giới thiệu vào Việt Nam tuy mới thực hiện ở quy mô nhỏ nhưng đã mang lại những lợi ích nhất định. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp cho chuỗi cung ứng cà phê bền vững cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam.
3.3 CÁC GIẢI PHÁP
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam giữ vai trị chủ đạo trong cơng tác xây dựng chuỗi cung ứng cà phê nhân của Việt Nam, là tác nhân quan trọng và là “cầu nối” cho cà phê nhân của Việt Nam “vươn ra” thị trường thế giới. Trong chuỗi cung ứng liên kết, nhà xuất khẩu phải tổ chức chuỗi cung ứng cà phê đầu vào cho mình, từ nơng dân, các đại lý “thương lái”, hệ thống quản lý sản xuất của chính doanh nghiệp để làm sao các “mắt xích” được hình thành trong chuỗi có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới nhưng luôn qua trung gian, bán với giá trị thấp và chất lượng không đồng đều. Từ bài học thành công của chuỗi cà phê Ethiopia cho thấy người tiêu dùng ngày nay rất khắt khe về chất lượng sản phẩm, họ đang chuộng tiêu dùng những sản phẩm cà phê có đảm bảo chứng nhận của các tổ chức có uy tín như UTZ Certified, Rainforest Alliance, Fair Trade… như bằng chứng “cà phê sạch, an toàn và ngon” cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi cung ứng của họ.
Tuy nhiên, để đạt được chứng nhận của các tổ chức này, đòi hỏi chuỗi cung ứng cà phê Việt Nam tuân thủ một qui trình hướng dẫn có tổ chức và thực hiện tốt các chỉ tiêu đó, trải qua thời gian cải tạo các điều kiện trồng, sản xuất chưa phù hợp để
được kiểm định và cấp giấy chứng nhận. Tham gia các chương trình này, ngồi
quản lý tốt hơn vườn cây của mình, biết được xuất xứ, nguồn gốc và hiểu được các hiện tượng một cách khoa học và có cách ứng phó. Các nhà rang xay và nhập khẩu chấp nhận chi trả cho công sức của người sản xuất khi theo đuổi các chuỗi cung ứng cà phê này được hưởng lợi ích đầu vào cà phê chất lượng tốt, an tồn, có nguồn gốc; thỏa mãn được việc quản trị chuỗi cung ứng sản xuất cà phê của họ, tạo lòng tin cho người tiêu dùng cuối cùng và đạt được các lợi ích kinh tế khác về doanh số, lợi nhuận, trách nhiệm doanh nghiệp và sự bền vững (CRS) …
Vận dụng cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng bền vững, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam như sau:
3.3.1 Giải pháp 1: Liên kết tổ chức chuỗi cung ứng bền vững trong xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp Việt Nam
3.3.1.1 Mục tiêu đề xuất giải pháp
Tác giả đề xuất giải pháp này nhằm các mục tiêu sau:
Thứ nhất, ổn định nguồn cung ứng cho doanh nghiệp về mặt sản lượng và chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh tình trạng tranh mua tranh bán hiện nay.
Thứ hai, ổn định sản xuất theo hướng bền vững, đảm bảo quyền lợi cho nông dân khi tham gia sản xuất: nâng cao nhận thức về tính bền vững cho vườn cà phê và sản xuất cà phê nhân, tham gia sản xuất cà phê bền vững và đạt được các lợi ích: giảm chi phí sản xuất, ổn định năng suất cho vườn cà phê của mình, đảm bảo các nguồn tài ngun đất nước, mơi trường sinh thái…
Thứ ba, phối hợp với các đại lý cung ứng, nhân rộng nguồn cung cấp cà phê bền vững và/hoặc có xác nhận (4C), tạo thương hiệu mới cho cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam.
3.3.1.2 Nội dung giải pháp
Để hoạt động xuất khẩu cà phê nhân phát triển bền vững và hiệu quả thì cần quản lý khâu cung ứng đầu vào nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và ổn định chất lượng vùng nguyên liệu. Đây là khâu cung ứng quan trọng quyết định nhiều mặt, kể cả chất lượng cho cà phê nhân Việt Nam.
Các doanh nghiệp cần tổ chức liên kết với các đại lý thu mua, tư thương và nông dân ở các vùng sản xuất trên cả nước tham gia vào chuỗi cung ứng cà phê nhân xuất khẩu của doanh nghiệp một cách bền vững. Cần đầu tư cho vùng nguyên
liệu để sản xuất và thu mua cà phê nhân nguyên liệu theo tiêu chuẩn bền vững. Có thể tham khảo tiêu chuẩn xác nhận 4C là tiêu chuẩn cơ bản để “nâng cấp” chất lượng và hiệu quả sản xuất ở các nông hộ và đại lý cung ứng hiện nay. Từ đó, vừa
đảm bảo được lợi ích của người sản xuất, người thu mua và đảm bảo đầu vào
nguyên liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Với tính chất dàn trải các chỉ tiêu môi trường sinh thái và các yếu tố xã hội ở mức độ không quá khó như hiện nay, 4C có thể bước đầu được ứng dụng như một mơ hình quản lý chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Thơng qua đó, các tác nhân trong chuỗi có sự liên kết với nhau, kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào sản xuất đến khâu cuối của nguyên liệu cà phê nhân, nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất (năng suất cao, ổn định, bền vững) và nâng cao giá trị của chuỗi (chất lượng tốt, giá tốt, có thương hiệu).
3.3.1.3 Các bước thực hiện