THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NHÂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 48 - 49)

THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÀ PHÊ NHÂN XUẤT KHẨU

2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ NHÂN VIỆT NAM

VIỆT NAM

Trong vòng 20 năm trở lại đây sản lượng cà phê cả nước đã tăng lên hàng trăm lần, vượt khỏi tầm kiểm soát của ngành cà phê cũng như của Nhà nước. Sự gia tăng sản lượng của cà phê Việt Nam có năm đẩy ngành cà phê thế giới đến khủng hoảng thừa, giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục (những năm 2002-2003). Do đó, việc phát triển của cây cà phê trở nên bấp bênh, phụ thuộc khá lớn vào thị trường thế giới, dẫn đến người trồng cà phê có lúc thua lỗ hoặc sản xuất khơng ổn định vì điệp khúc “được mùa, mất giá”, “được giá, mất mùa”. Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh cà phê chưa thực hiện công cụ quản lý rủi ro triệt để, thiếu tầm nhìn chiến lược trong ổn

định cung – cầu. Tình hình kinh doanh khơng ổn định, trước những biến động thị

Hiện nay, chủng loại cà phê vối (Robusta) của Việt Nam chiếm khoảng 95% tổng sản lượng trong khi cà phê chè (Arabica) chỉ chiếm khoảng 5% sản lượng. Sau thất bại các dự án trồng cà phê Arabica ở các tỉnh phía Bắc, hiện nay cà phê Catimor đang

được mở rộng trồng ở khu vực Lâm Đồng, Đà Lạt – nơi được xem là điều kiện khí

hậu, độ cao tương đối phù hợp và cho năng suất cao. Tuy nhiên, việc ổn định chất lượng cho cây cà phê Arabica cũng đang là một vấn đề cần quan tâm để ngành cà phê khơng lặp lại “lối mịn” của cà phê Robusta. Cùng với sự thâm nhập những chương trình hỗ trợ phát triển cho ngành cà phê Việt Nam, việc phát triển bền vững cho ngành cà phê Việt Nam trong những năm sắp tới là sứ mạng cần thiết đối với các bên tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững cho cà phê nhân xuất khẩu việt nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)