Tài sản hữu hình (Tangible Assets)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bằng chứng thực nghiệm về những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 48)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2.1.3 Tài sản hữu hình (Tangible Assets)

Theo các lý thuyết, tài sản hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính. Theo lý thuyết đánh đổi, các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản hữu hình lớn, doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ nhiều hơn các doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản vơ hình cao vì các chủ nợ thƣờng địi hỏi phải có thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay. Hơn nữa, giá trị thanh lý của doanh nghiệp cũng tăng lên khi có tài sản hữu hình và làm giảm thiệt hại cho trái chủ trong trƣờng hợp doanh nghiệp phá sản.

Lý thuyết về các chi phí đại diện cũng giải thích mối quan hệ này. Jensen và Meckling (1976) cho rằng tài sản hữu hình sẽ làm giảm sự bất cân xứng về thơng tin vì những tài sản này có thể sử dụng làm tài sản thế chấp, giảm rủi ro gánh chịu chi phí đại diện của khoản nợ của ngƣời cho vay và đảm bảo lợi ích của ngƣời cho vay trong trƣờng hợp thiếu thông tin hoặc mâu thuẫn về lợi ích với cổ đơng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khơng có tài sản thế chấp sẽ có chi phí cao khi sử dụng nợ để tài trợ. Do vậy, một tỷ lệ tài sản hữu hình cao sẽ có tỷ số nợ cao.

Các kết quả nghiên cứu đã đồng thuận mối quan hệ giữa tài sản hữu hình và địn bẩy tài chính nhƣ nghiên cứu của Marsh (1982); Long và Malitz (1985); Friend và Lang, Titman và Wessels (1988); Van de Wijst và Thurik (1993); Rajan và Zingales (1995); Wald (1999) đã nghiên cứu ở Mỹ, Nhật, Anh, Đức và Pháp; Wiwattanakantang (1999); Hirota (1999); Um (2001) cho thấy tài sản hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính ở các nƣớc phát triển,

Wiwattnakantang (1999) và Chen (2004) cho thấy tài sản hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận với địn bẩy tài chính tại Thái Lan và Trung Quốc.

Vậy, giả thuyết thứ hai (H2) đƣợc xây dựng nhƣ sau: Tài sản hữu hình có

mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với địn bẩy tài chính.

Có nhiều cách để xác định tài sản hữu hình, chẳng hạn “tài sản cố định/ tổng tài sản” (Rajan và Zinggaless, 1995) hoặc là “(tài sản cố định+hàng tồn kho)/ tổng tài sản” (Hu Jun, 2008). Trong bài nghiên cứu này, để đánh giá tác động này tác giả sử dụng cách tính nhƣ sau :

TANG = Hàng tồn kho+Tài sản hữu hình+Bất động sản đầu tƣ

(2.5) Tổng tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bằng chứng thực nghiệm về những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 48)