Phân loại hành vi tuân thủ thuế

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Quyết Toán Thuế Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Bình Dương (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Phân loại hành vi tuân thủ thuế

Tương tự như việc có nhiều định nghĩa khác nhau về tuân thủ thuế, phân loại các hành vi tuân thủ thuế cũng tiếp cận dưới góc độ thể chế và chính sách để phân loại. Tiêu chí phân loại dựa trên mức độ tuân thủ thuế được quy định trong chính sách pháp luật thuế và thực tiễn tuân thủ thuế của các tổ chức và cá nhân. Theo Lê Minh Hồng (2017).

*Căn cứ vào tính chất tn thủ

Theo OECD (2004), tuân thủ quy định thuế của NNT chia thành hai nhóm chính:

“Tn thủ hành chính là việc NNT tuân thủ các quy định hành chính về việc kê khai, nộp thuế đúng hạn”.

“Tuân thủ kỹ thuật là việc NNT thực hiện tính tốn và nộp thuế đúng theo quy định tại các điều của Luật thuế”. So với tuân thủ quy định hành chính, việc xác định tuân thủ kỹ thuật lại khá phức tạp vì khi các luật thuế quy định khơng rõ ràng và dễ hiểu thì việc xác định chính xác số thuế phải nộp sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, để đánh giá tính tuân thủ kỹ thuật, cần phải nắm bắt và có số liệu sát thực đối với hoạt động chịu thuế của NNT.

* Căn cứ vào nội dung tuân thủ

Căn cứ theo nội dung các nghĩa vụ thuế mà NNT phải tuân thủ thì tuân thủ thuế được phân loại thành: (1) Tuân thủ trong việc đăng ký thuế; (2) Tuân thủ trong việc nộp hồ sơ khai thuế; (3) Tuân thủ trong việc báo cáo các thơng tin đầy đủ và chính xác; (4) Tuân thủ trong việc nộp thuế.

Nếu NNT không thực hiện bất kỳ một trong các nghĩa vụ này thì có thể coi là không tuân thủ thuế theo một nghĩa vụ cụ thể.

* Căn cứ vào mức độ tuân thủ

Quản lý tuân thủ là quản lý dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của NNT. Về cơ bản, nguyên tắc quản lý tuân thủ được thể hiện trên hai phương diện: “(1) Nếu NNT sẵn sàng tuân thủ thì CQT tạo điều kiện thuận lợi tối đa để NNT tuân thủ thông qua các cơ chế hỗ trợ và ưu đãi khác nhau; (2) Nếu NNT

17

khơng muốn tn thủ thì CQT áp dụng các cơ chế và chế tài khác nhau để buộc NNT tuân thủ”.

Mơ hình của Grabosky và Braithwaite (1986), chỉ ra rằng NNT được chia thành 4 nhóm tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ và cơ quan quản lý thuế có các biện pháp tương ứng đối với từng nhóm NNT này để đảm bảo sự tuân thủ thuế tốt nhất”.

Toàn bộ NNT được chia làm 4 nhóm, tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ. Bốn nhóm này tương ứng với 4 mức độ thể hiện hành vi tuân thủ bên trái hình kim tự tháp. Tương ứng với 4 nhóm NNT này là 4 nguyên tắc xử lý khác nhau của CQT, cụ thể là

- Nếu hành vi của NNT “sẵn sàng tuân thủ” thì CQT xử lý theo nguyên tắc “tạo điều kiện thuận lợi nhất” để NNT tuân thủ.

- Nếu hành vi của NNT “cố gắng tuân thủ nhưng khơng phải lúc nào cũng thành cơng” thì ngun tắc xử lý của CQT là “hỗ trợ” để NNT tuân thủ.

- Nếu hành vi của NNT “không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu CQT quan tâm” thì nguyên tắc xử lý của CQT là “Ngăn chặn thông qua các biện pháp phát hiện vi phạm” để NNT tuân thủ.

- Nếu hành vi của NNT “quyết tâm khơng tn thủ” thì ngun tắc xử lý của CQT là “áp dụng toàn bộ quyền lực theo pháp luật” để buộc NNT tuân thủ.

18

Hình 2. 1: Thái độ tuân thủ thuế của người nộp thuế

Mở rộng khái niệm về tuân thủ thuế so với quan điểm trước đó, Boidman (1983) cho rằng, tuân thủ thuế không chỉ đơn thuần thuộc hành vi trốn thuế mà có cịn là hành vi liên quan đến chất lượng báo cáo thuế như (1) không nộp tờ khai thuế; (2) không thực hiện kê khai đúng thu nhập nhận được trên tờ khai thuế; (3) giảm thu nhập chịu thuế bằng cách kê khai không đúng những khoản miễn giảm, loại trừ hay khấu trừ thuế nhằm trì hỗn nghĩa vụ thuế (số thuế phải nộp) cũng được coi là hành vi không tuân thủ thuế. Sau đó, CQT Australia (ATO) cũng bổ sung thêm các hành vi này thuộc dạng hành vi không tuân thủ thuế vào luật.

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Quyết Toán Thuế Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Bình Dương (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)