STT Mã hóa Thang đo
I Cơ hội
1 CH1 Chất lượng báo cáo quyết tốn thuế khơng đảm bảo khi lợi ích thu được do trốn thuế lớn hơn so với rủi ro nếu CQT phát hiện
2 CH2
Chất lượng báo cáo quyết tốn thuế khơng đảm bảo khi nhà quản lý doanh nghiệp nhận thức được các hành vi trốn thuế của doanh nghiệp, cá nhân khác đang tồn tại
3 CH3 Chất lượng báo cáo quyết tốn thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng được tin cậy hơn so với doanh nghiệp lớn
4 CH4 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp nhà nước cao hơn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ
5 CH5
Nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội chi phối đến việc lập báo cáo quyết toán thuế hơn so với nhà quản lý doanh nghiệp quy mô lớn
6 CH6 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ít bị kiểm tra, thanh tra thuế hơn các doanh nghiệp quy mô lớn
7 CH7 Nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ cảm thấy báo cáo quyết tốn thuế được lập ít chính xác hơn do với doanh nghiệp lớn 8 CH8 Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội trốn thuế, tránh thuế
hơn các doanh nghiệp lớn
II Khung ra quyết định
1 QD1 Nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm nhiều hơn đối với việc lập báo cáo quyết toán thuế so với việc lập báo cáo tài chính 2 QD2 Doanh nghiệp có khả năng trốn thuế cao hơn đối với khoản thuế
41
3 QD3 Doanh nghiệp quyết định trốn thuế khi cho rằng tiền thuế phải nộp chính là các khoản thu nhập được hưởng
4 QD4 Doanh nghiệp đang có kết quả kinh doanh thua lỗ tuân thủ thuế tốt hơn doanh nghiệp có lãi
5 QD5 Doanh nghiệp tuân thủ thuế cao hơn khi có sự quản lý chặt chẽ của CQT
6 QD6
Doanh nghiệp đang trong thời gian được miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi đầu tư lập báo cáo quyết toán thuế kịp thời, đầy đủ và trung thực hơn so với doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế
7 QD7
Hoạt động kê khai nộp thuế GTGT của các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định luật thuế hơn so với kê khai, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
III Hiểu biết về thuế
1 HB1 Doanh nghiệp tuân thủ thuế tự nguyện khi biết rằng pháp luật thuế công bằng và nghiêm minh
2 HB2 Doanh nghiệp tuân thủ thuế cao hơn khi chi phí tuân thủ thuế không quá lớn
3 HB3 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế tốt hơn khi doanh nghiệp có am hiểu tốt hơn các chính sách và pháp luật về thuế
4 HB4 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế tốt hơn khi doanh nghiệp nhận được tư vấn, hỗ trợ kịp thời từ phía CQT
5 HB5 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế tốt hơn khi doanh nghiệp cảm nhận được pháp luật thuế công bằng và nghiêm minh
6 HB6
Chất lượng báo cáo quyết toán thuế tốt hơn khi doanh nghiệp nhận thức được hoạt động kinh tế phi chính thức của một số doanh nghiệp khác
7 HB7 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế tốt hơn khi doanh nghiệp đang có kết quả kinh doanh thuận lợi
IV Ý thức thuế
1 YT1 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế tốt hơn khi doanh nghiệp nhận thức đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế
2 YT2 Nộp thuế góp phần nâng cao phúc lợi xã hội
3 YT3 Việc tuân thủ thuế đầy đủ sẽ đem lại nhiều quyền lợi hơn cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong xã hội
42
4 YT4 Việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế phụ thuộc vào đạo đức của mỗi cá nhân
5 YT5 Mọi hành vi không tuân thủ thuế sớm hay muộn cũng sẽ bị phát hiện và xử lý
6 YT6 Trốn thuế làm cho bản thân cảm thấy hổ thẹn
7 YT7 Ý thức nghĩa vụ thuế càng cao thì doanh nghiệp càng ít thực hiện các hoạt động kinh tế phi chính thức (hoạt động ngầm)
8 YT8 Cảm nhận về CQT, chính sách thuế càng tệ thì mức độ trốn thuế ngày càng tăng
9 YT9 Quyết định trốn thuế và tránh thuế phụ thuộc vào các chuẩn mực xã hội được thừa nhận và thái độ của mỗi cá nhân
10 YT10 Hệ thống thuế càng công bằng, các doanh nghiệp càng có ý thức tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế
V Chất lượng báo cáo quyết toán thuế
1 CL1
Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi CQT khơng phát hiện sai sót trọng yếu trong hồ sơ kê khai và quyết toán thuế qua thanh tra, kiểm tra
2 CL2 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi phản ánh đầy đủ số thuế phải nộp theo quy định của luật thuế
3 CL3 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi hồ sơ quyết toán thuế được lập đầy đủ
4 CL4 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi hồ sơ quyết toán thuế được nộp đúng hạn
5 CL5 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi hồ sơ quyết tốn thuế được lập chính xác
6 CL6
Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi báo cáo quyết tốn thuế được lập trên cơ sở có đầy đủ hố đơn, chứng từ phù hợp với quy định Luật thuế
7 CL7 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi các hoạt động kinh tế được hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định
8 CL8 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi hồ sơ quyết tốn thuế cơng bố đầy đủ quy định về kê khai giao dịch liên kết
9 CL9
Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi không tồn tại việc khai thiếu doanh thu (bán hàng khơng xuất hóa đơn, để ngồi sổ sách kế toán…)
43 10 CL10
Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi hồ sơ qut tốn thuế khơng tồn tại khai thừa chi phí (sử dụng chứng từ, hóa đơn bất hợp pháp,…)
(Nguồn được tổng hợp từ tác giả)
3.3.4 Thiết kế bảng câu hỏi
Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính và thảo luận, tác giả xây dựng bảng câu hỏi chi tiết được sử dụng để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là tập hợp các câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự nhất định, sau khi đã sàng lọc, điều chỉnh và bổ sung. Tác giả chia bảng khảo sát làm 2 bảng, một bảng khảo sát CQT và một bảng khảo sát DN.
Đối với bảng khảo sát CQT gồm 2 phần chính:
- Phần 1: Thu thập dữ liệu liên quan đến thông tin đối tượng khảo sát như bộ phận làm việc và một số đánh giá mức độ tuân thủ của NNT phục vụ cho thống kê mô tả.
- Phần 2: Đối tượng nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng báo cáo quyết tốn thuế của DNNVV tại Bình Dương, Tác giả đưa ra 42 ý kiến, mỗi ý kiến được đánh giá thông qua thang đo Likert 5 điểm. Các biến được sắp xếp theo 5 nhóm nhân tố.
Đối với bảng khảo sát DN gồm 2 phần chính:
- Phần 1: Thu thập dữ liệu liên quan đến thông tin cá nhân của các đối tượng nghiên cứu bao gồm: giới tính, tuổi, kinh nghiệm, trình độ, chức vụ, thời gian kinh doanh, nhóm ngành kinh doanh phục vụ cho thống kê mô tả. Và phần thông tin về DN như số lượng lao động và doanh thu…theo quy định hiện hành để phân loại DNNVV.
- Phần 2: Đối tượng nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng báo cáo quyết tốn thuế của DNNVV tại Bình Dương, Tác giả đưa ra 42 ý kiến, mỗi ý kiến được đánh giá thông qua thang đo Likert 5 điểm. Các biến được sắp xếp theo 5 nhóm nhân tố.
44
3.3.5 Mẫu nghiên cứu
Tổng thể mẫu của khảo sát là những giám đốc DN, nhân viên kế toán, kiểm tốn viên và cơng chức thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát, gửi đường link thông qua công cụ google docs, gửi file mềm qua mail.
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu. Theo Cooper và Schindler (1998) chọn mẫu phi xác suất giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng hạn chế là khó thể rút ra được kết luận cho tổng thể mẫu. Đây là phương pháp thích hợp cho bài nghiên cứu vì tác giả có thể chọn những thành phần có thể tiếp cận được, các đối tượng nghiên cứu sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như tác giả có thể tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập dữ liệu.
Nghiên cứu chính thức thực hiện với đối tượng nghiên cứu là các DN trên địa tỉnh Bình Dương, Theo Hair và các cộng sự (2010), “kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát mới là cỡ mẫu phù hợp cho phân tích nhân tố EFA. Nói cách khác thì n=5*m, với m là số lượng biến quan sát”. Mơ hình đề xuất có 5 thang đo, 42 biến quan sát. Vậy kích thước mẫu tối thiểu là n=5*42=210 quan sát. Vậy số lượng mẫu dùng trong bài nghiên cứu là n=286 ( trong đó CQT là 82, DN 204) là phù hợp để phân tích. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, tác giả tiến hành phát 300 phiếu khảo sát thông qua khảo sát trực tiếp, gửi đường link thông qua công cụ google docs, gửi file mềm qua mail.
Sau khi đã gửi đi bảng khảo sát, tác giả thu được 292 bảng phản hồi từ các đối tượng khảo sát. Trong đó có 6 bảng khơng hợp lệ (đánh sót câu trả lời, trả lời nhiều hơn 1 sự lựa chọn, không thuộc DNNVV...) bị loại bỏ. Kết quả tác giả thu được 286 bảng trả lời (CQT: 82; DN: 204) phù hợp với yêu cầu có thể sử dụng để tiến hành nghiên cứu. Nhằm đảm bảo tính bảo mật của các cá nhân tham gia trả lời, cam kết thông tin khảo sát và thông tin người trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
45
3.3.6 Xử lý dữ liệu
Sau khi loại bỏ những bảng trả lời khảo sát không đạt yêu cầu, các biến sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch trước khi tiến hành thống kê phân tích bằng phần mềm SPSS theo các bước sau:
3.3.6.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha
Trước khi thực hiện phân tích nhân tố, tác giả tiến hành kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha. Đây là một phép kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát của thang đo. Nó cho thấy sự chặt chẽ trong các mục hỏi của thang đo cũng như thống nhất trong các câu trả lời. Điều này thể hiện mối tương quan giữa các biến và tương quan của điểm số từng biến với điểm số toàn bộ các biến của mỗi người trả lời khảo sát. Phương pháp này giúp loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế những biến rác trong mơ hình nghiên cứu vì nếu khơng chúng ta khơng thể biết được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của biến. Điều kiện của hệ số Cronbach's Alpha phải lớn hơn hoặc bằng 0,6 và tương quan với tổng biên phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 theo Nunnally và Burnstein (1994). Ngoài ra, về lý thuyết, nếu thang đo có Cronbach's Alpha giá trị càng cao thì càng tốt, tuy nhiên nếu Cronbach's Alpha lớn hơn 0,95 thì xảy ra hiện tượng trùng lắp, nghĩa là nhiều biến trong thang đo khơng có nhiều sự khác biệt về nội dung.
3.3.6.2 Phương pháp phân tích nhân tố EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá giá trị thang đo trước khi kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp phân tích nhân tố EFA được dùng để kiểm định giá trị hội tụ, giá trị phân biệt thang đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đây là kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau. Trong trích dẫn của Nguyễn Đình Thọ (2011) thì theo Hair & các cộng sự (2006), các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Phương pháp trích “Principal Component Analysis” được sử dụng kèm với phép quay “Varimax”.
46
Điểm dừng trích khi các nhân tố có “Initial Eigenvalues” lớn hơn 1 (> 1). Phân tích nhân tố khám phá (EFA) phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như rất cần thiết trong việc tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.
Hệ số Kaiser – Myer - Olkin (KMO) đo lường mức độ thích hợp của tương quan nội tại giữa các biến quan sát trong các khái niệm nghiên cứu. Bên cạnh đó, hệ số này cịn đo lường sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Barlett. KMO có giá trị thích hợp trong khoảng [0,5;1].
Sự rút trích các nhân tố đại diện bằng các biến quan sát được thực hiện bằng phân tích nhân tố chính với phép quay vng góc (Varimax). Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì các thành phần với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% được xem như những nhân tố đại diện các biến.
Cuối cùng, theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006) thì để phân tích nhân tố có ý nghĩa, tất cả các hệ số tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hệ số quy ước 0,5 để các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị hội tụ. Bên cạnh đó, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003)
3.3.6.3 Kiểm định thang đo bằng CFA
Để đo lường mức độ phù hợp của mơ hình với dữ liệu thị trường, nghiên cứu này sử dụng bốn chỉ tiêu chính, đó là: Chi-bình phương, chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index), chỉ số GFI (Goodness of Fit Index) và chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mơ hình được gọi là thích hợp khi phép kiểm định Chi-bình phương có giá trị p > 0,05. Tuy nhiên, Chi-bình phương có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu. Nếu một mơ hình nhận được giá trị GFI và CFI từ 0,9 đến 1, RMSEA có giá trị < 0,08 thì mơ hình này được xem là phù hợp (tương thích) với dữ liệu thị trường.
Việc thực hiện kiểm định hội tụ (convergent validity), tính phân biệt (discriminant validity) và sự tin cậy (reliability) là rất cần thiết trong phân tích
47
nhân tố khẳng định CFA. Nếu các nhân tố không đảm bảo được giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và sự tin cậy sẽ gây ra những sai lệch về kết quả phân tích, các con số có được khơng thể hiện được ý nghĩa của dữ liệu và thực tế.
Để kiểm định giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và sự tin cậy trong phân tích CFA, tác giả sử dụng một số các chỉ số đo lường gồm: Standardized Loading Estimates: Hệ số tải chuẩn hóa; Composite Reliability (CR): Độ tin cậy tổng hợp; Average Variance Extracted (AVE): Phương sai trung bình được trích; Maximum Shared Variance (MSV): Phương sai riêng lớn nhất.
Theo Hair và cộng sự (2010) thì các ngưỡng so sánh của 4 chỉ số trên tương ứng với các kiểm định về giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và sự tin cậy tại Bảng 3.2: Tiêu chí đánh giá Bảng 3. 2: Tiêu chí đánh giá Hệ số tải chuẩn hóa Độ tin cậy tổng hợp (CR)
Phương sai trung bình được trích (AVE)
Phương sai riêng lớn nhất (MSV) Lớn hơn hoặc bằng 0,5 (>=0,5) Lớn hơn hoặc bằng 0,7 (>=0,7) Lớn hơn hoặc bằng 0,5 (>=0,5) Giá trị MSV nhỏ hơn AVE
(Nguồn: Hair et al., Multivariate Data Analysis, 2010, 7th edition)
3.3.6.4 Kiểm định mô hình sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính
Mơ hình cấu trúc tuyến tính hay cịn gọi là SEM (Structural Equation Modeling) là một kỹ thuật phân tích thống kê thế hệ thứ hai được phát triển để phân tích mối quan hệ đa chiều giữa nhiều biến trong một mơ hình (Haenlein & Kaplan, 2004). Đa quan hệ giữa các biến có thể được biểu diễn trong một loạt các phương trình hồi quy đơn và bội. Kỹ thuật mơ hình cấu trúc tuyến tính sử dụng kết hợp dữ liệu định lượng và các giả định tương quan (nguyên nhân - kết quả)