CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.5 Khung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế
2.5.2 Khung ra quyết định
Đối với doanh nghiệp, số thuế phải nộp sẽ được coi là chi phí được khấu trừ trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, nhận thức của nhà quản lý thì nghĩa vụ thuế là một khoản chi tiêu thơng thường và các cổ đông sáng lập hay nhà đầu tư coi đó là một khoản chi phí của doanh nghiệp nếu nó tồn tại. Trái lại đối với các DNNVV vốn đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng chính là tiền túi của chủ doanh nghiệp, khơng có sự phân chia rõ ràng giữa đời sống kinh tế - xã hội của chủ DNNVV với doanh nghiệp đó như các loại hình cơng ty khác. Vì vậy, khi nộp thuế, chủ DNNVV có cảm giác như phải lấy từ tiền túi cá nhân và cảm giác mất mát của chủ DNNVV sẽ lớn hơn. Do đó, việc nhận thức nghĩa vụ nộp
30
thuế như là một khoản thiệt hại của các chủ DNNVV đại diện cho một nhánh trong khung ra quyết định.
Chang và cộng sự (1987) các khung quyết định có thể khác nhau. NNT có thể xem quyết định tuân thủ thuế là sự lựa chọn giữa tổn thất nhất định (nộp thuế) và tổn thất lớn hơn có thể xảy ra (nộp thuế cộng với tiền phạt nếu được kiểm tra); Hoặc họ có thể xem đó là một sự lựa chọn giữa lợi nhuận giảm nhất định (thu nhập ròng sau khi nộp thuế) và lợi nhuận lớn hơn có thể có (tổng thu nhập mà khơng phải nộp thuế nếu không được kiểm tra).
Một số tài liệu liên quan có thể giải thích thêm lý do tại sao các chủ DNNVV áp dụng khung lỗ. Lý thuyết "kế toán tinh thần" (Thaler, 1985; Thaler, 1999) đề cập đến các quá trình nhận thức mà các cá nhân sử dụng để thiết lập, đánh giá và theo dõi hoạt động tài chính. Chỉ khi thuế được coi là khác với các nguồn thu nhập khác, do đó được đặt vào các tài khoản tinh thần khác nhau, chúng mới được đối xử khác nhau. Tiền thuế đến hạn phải nộp được xem như một phần của khoản thu nhập và việc trả thuế được coi là giảm thu nhập. Đóng thuế có thể được coi là giảm thu nhập và như một giới hạn của tự do tài chính của một người. Theo Brehm (1966) nhận thức về thuế là một hạn chế của tự do tài chính đặc biệt nộp các khoản thuế là giảm thu nhập.
Nghiên cứu về các chủ DN của Adams và Webley (2001), khảo sát các chủ DN ở Vương quốc Anh và nghiên cứu mô phỏng kinh doanh của Webley (2004) đã ủng hộ giả định rằng nhiều chủ DN coi mình là chủ sở hữu tiền thuế GTGT trong khi chỉ một số ít xem tiền thuế GTGT là số tiền giữ hộ.
Ahmed và Braithwaite (2005) tình hình thuế cụ thể của các chủ DNNVV có khả năng khiến việc nộp thuế khó khăn hơn so với những người nộp thuế khác, họ dường như phải đối mặt với nợ thuế chưa thanh tốn hơn là các khoản hồn thuế. Robben và cộng sự (1990b) báo cáo của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ năm 1988 chỉ ra rằng việc tuân thủ thuế tự nguyện thay đổi tùy thuộc vào việc hoàn thuế hay các khoản thanh toán bổ sung đến hạn và tùy thuộc vào quy mô của khoản hồn thuế hoặc thanh tốn đó. Nghiên cứu của Joulfaian và Rider (1998);
31
Ahmed và Braithwaite (2005) các DNNVV có u cầu hồn thuế thì tuân thủ đáng kể (95%) so với những người phải đối mặt với số nợ thuế đến hạn thanh toán (70%).