Hiểu biết về thuế

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Quyết Toán Thuế Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Bình Dương (Trang 42)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.5 Khung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế

2.5.3 Hiểu biết về thuế

Kiến thức về thuế là mức độ nhận thức hoặc mức độ nhạy cảm của người nộp thuế đối với pháp luật về thuế. Kasipillai (2000); Palil (2005) kiến thức về thuế cũng là một yếu tố trong hệ thống thuế tuân thủ tự nguyện, đặc biệt là trong việc xác định một nghĩa vụ thuế chính xác.

Các nghiên cứu gần đây của Kasipillai, Aripin và Amran (2003); Kirchler và Enachesu (2018) được thực hiện cho thấy kiến thức về thuế là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất và tương quan thuận đối với hành vi tuân thủ thuế của NNT. Kirchler và Enachesu (2018) hành vi này có thể là cố tình hoặc vơ ý nhưng phần lớn là các sai sót do thiếu hiểu biết và kiến thức về thuế của người nộp thuế (Loo, McKerchar và Hansford, 2008) và chủ yếu tập trung quanh các yếu tố kỹ thuật như kê khai, tính thuế và lập báo cáo thuế như nghiên cứu Amina và Sinya (2015) tại Jimma Ethiopia; Nguyễn (2017) tại Việt Nam; Saad (2014) ở Malaysia; Newman và Nokhu (2018) ở Zimbabwe; Assfaw và Sebhat (2019). Hassen (2016) hoặc do chính sách, hệ thống thuế thường xuyên thay đổi hoặc quá phức tạp. Dưới góc độ hành vi, theo Ali và sjursen (2013) kiến thức và nhận thức về thuế có tương quan tích cực với thái độ tn thủ thuế nhưng Kasipillai, Aripin và Amran (2003); Kirchler và Enachesu (2018) lại phát hiện ra rằng càng nắm rõ pháp luật, quy định về thuế dẫn tới trốn thuế cao hơn. Quan điểm này ủng hộ nhận định cho rằng cơ hội trốn thuế càng nhiều thì mức tuân thủ thuế của NNT càng tăng như đã bàn luận bên trên. Rõ ràng, các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra ảnh hưởng hiểu biết về thuế khác nhau đối với việc không tuân thủ thuế. Quan điểm ủng hộ cần nâng cao nhận thức cho rằng hiểu biết về thuế càng đầy đủ sẽ góp phần giảm số lượng và mức độ không tuân thủ thuế của người nộp thuế. Lập luận ủng hộ quan điểm này cho rằng không tuân thủ thuế chủ yếu do thiếu hiểu biết dẫn tới các hành động không phù hợp như các sai sót trong kê

32

khai nộp thuế và lập báo cáo quyết tốn thuế. Trong khi đó, quan điểm phản bác cho rằng, NNT càng có nhiều kiến thức hoặc hiểu biết về thuế nên họ có nhiều cơ hội hơn để tránh thuế, trốn thuế so với NNT có ít hiểu biết và hậu quả gây ra bởi hành vi không tuân thủ thuế của họ lớn hơn. Theo đó, cần tăng cường quản lý thuế kết hợp với việc gia tăng các chế tài.

Nhiều nghiên cứu gần đây điều tra ở Malaysia của McKerchar (2005); Loo (2006); Loo, McKerchar và Hansford (2008) đề xuất rằng kiến thức thuế là yếu tố có ảnh hưởng nhất để xác định hành vi tuân thủ của người nộp thuế trong quá trình tự đánh giá hệ thống (SAS). Kirchler và Niemirowski (2006) cũng cho rằng kiến thức về thuế sẽ dẫn đầu về tỷ lệ tuân thủ cao hơn.

2.5.4. Ý thức của NNT

Ở một số quốc gia, NNT tuân thủ thuế ở mức cao mặc dù các chế tài sử dụng để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm về thuế ở mức thấp. Torgler (2007), Anno (2009) cho rằng, ý thức của NNT (động lực nội tại) quyết định đến hành vi tuân thủ thuế.

Ý thức thuế không phải là khái niệm mới nhưng nhận được rất nhiều chủ tâm của giới học thuật khi tiến hành nghiên cứu về thuế. Nó chính là niềm tin, tinh thần và suy nghĩ về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT như là một trách nhiệm tự thân, là trách nhiệm cá nhân trong cộng đồng. Theo Song và Arbrough (1978), ý thức thuế liên quan chặt chẽ với đạo đức NNT. Tuy nhiên, phân biệt hoặc đo lường được ý thức thuế tách rời so với hành vi tuân thủ thuế khó đạt được trong thực tiễn nghiên cứu, bởi vì ý thức liên quan đến thái độ của NNT, khác với hành vi trốn thuế là kết quả từ suy nghĩ kết hợp với nhận thức và cơ hội để đi đến quyết định (khung quyết định) khơng tn thủ thuế/hoặc vơ tình không tuân thủ thuế. Quyết định kê khai, lập báo cáo quyết toán thuế chỉ là kết quả của hành vi cá nhân NNT. Theo Ajzen và Fishbein (1980); Lewis (1982) giá trị và thái độ có thể tác động hành vi của cá nhân. Tương tự, Spicer và Lundstedt (1974) cho rằng lựa chọn giữa tuân thủ thuế và trốn thuế không chỉ do áp dụng các chế tài trừng phạt mà còn phụ thuộc vào thái độ và các chuẩn mực. Lewis

33

(1982) chỉ ra “trốn thuế có lẽ là hành động duy nhất của NNT mà qua đó thể hiện sự ác cảm của họ” đối với cơ quan thuế.

Anno (2009) cho rằng ý thức thuế của NNT còn phụ thuộc vào thái độ nội tại của họ đối với sự trung thực và kỳ thị xã hội. Ông nhận thấy rằng thái độ này bị ảnh hưởng bởi những NNT, nhận thức về quy mô trốn thuế, về hiệu quả của các nhà hoạch định chính sách trong việc quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của cơng dân và đi đến kết luận rằng chính yếu tố đạo đức và danh tiếng có vai trị ngăn ngừa việc không tuân thủ thuế nhiều hơn các chế tài được quy định. Trái lại, Orviska và Hudson (2002) phát hiện ra rằng người dân ở Cộng hòa Slovakia không thực hiện hành vi trốn thuế do họ sợ hậu quả là bị xử lý hình sự.

Bên cạnh việc xem xét thái độ của NNT cùng với sự hiểu biết về thuế có ảnh hưởng tới ý thức của NNT liên quan tới hành vi tuân thủ thuế. Một số học giả khác bổ sung thêm yếu tố “cảm xúc” cũng ảnh hưởng tới thái độ của NNT qua đó, gián tiếp ảnh hưởng tới ý thức của họ. Cảm xúc này được Olsen, Kasper, Enachescu và Budak (2018) đề cập như là tình cảm mà NNT cảm nhận được từ năng lực thực thi của chính quyền và sự tin tưởng trong việc định hình sự tuân thủ thuế.

Erzo và Monica (2014) lại khẳng định rằng mức độ tuân thủ thuế cao chẳng qua là sự đánh đổi có đi có lại. Nếu thái độ đối với nghĩa vụ thuế ngày càng tệ thì hành vi trốn thuế sẽ ngày càng tăng. Thái độ về thuế thiếu tích cực, dẫn tới ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT không cao, điều này vơ hình chung thúc đẩy gia tăng hoạt động kinh tế ngầm (hoạt động kinh tế khơng chính thức). Hoạt động này không được cơng nhận do đó được coi là không tuân thủ thuế. Alm, Martinez-Vazquez, và Schneider (2004) phát hiện ra rằng quy mô của hoạt động kinh tế khơng chính thức tỷ lệ nghịch với ý thức thuế và hành vi tuân thủ thuế. Vì vậy, OECD (2013) tuân thủ tự nguyện nên là mối quan tâm hàng đầu của các CQT trong các nguyên tắc quản lý thuế tốt.

Từ kết quả nghiên cứu bên trên có thể nhận thấy, ý thức của NNT phụ thuộc vào thái độ, cảm xúc của NNT đối với nghĩa vụ thuế và CQT. Ý thức thuế

34

càng cao việc chấp hành nghĩa vụ thuế một cách tự nguyện càng lớn, góp phần kéo giảm quy mơ của hoạt động kinh tế khơng chính thức. Qua đó, giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế của NNT do hoạt động quản lý thuế của cơ quan nhà nước sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.

2.6. Khung pháp lý về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.6.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.6.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các nhà hoạch định chính sách có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm DNNVV trên toàn thế giới. Sự đa dạng của các định nghĩa về DNNVV bắt nguồn từ nhiều tiêu chí để phân loại chúng tùy quy mô và giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Các tiêu chí phổ biến được sử dụng để phân loại các DNNVV như số lượng lao động, doanh thu hàng năm và giá trị của tài sản cố định (Ayyagari, 2003).

Theo Liên minh Châu Âu DNNVV là một DN có ít hơn 250 nhân viên hoặc tổng số doanh thu hàng năm từ 200.000 đô la Mỹ trở xuống (Abor and Adjasi, 2007). Ngân hàng Thế giới (2013) phân loại DNNVV với tư cách là một thực thể có tối đa 300 nhân viên hoặc với tổng doanh thu hàng năm không quá 15 triệu đô la Mỹ.

Tại Việt Nam, DNNVV được phân loại theo Điều 6 tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ thể hiện trong Bảng 2.1

35

Bảng 2.2: Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lĩnh

vực Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng Thương mại, dịch vụ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm từ 10 người đến không quá 200 người. Tổng doanh thu của năm từ 3 tỷ đồng đến không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn từ 3 tỷ đồng đến khơng q 100 tỷ đồng. Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm từ 10 người đến không quá 100 người. Tổng doanh thu của năm từ 10 tỷ đồng đến không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn từ 3 tỷ đồng đến không quá 100 tỷ đồng.

(Nguồn: Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018)

2.6.2 Khung pháp lý thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khung pháp lý liên quan đến tuân thủ thuế đối với DNNVV hiện nay bao gồm các Luật và quy định chính sau:

Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc Hội. Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2020 về quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2020 quy định xử phạt vi pham hành chính về thuế, hóa đơn. Thơng tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP. Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí mơn bài…

2.6.3 Mức độ tuân thủ thuế theo quy định luật thuế

DNNVV bắt buộc phải tuân theo quy định pháp luật về thuế. Các hành vi vi phạm về thuế là hành vi có lỗi do DNNVV thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế cịn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh) thì sẽ bị chế tài, cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

36

2.6.4 Mức độ tự nguyện tuân thủ thuế giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ

NNT có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Một số hành vi không tuân thủ thuế đối với các DNNVV như:

Allingham và Sandmo (1972); Devos (2014) cho rằng các DN cố tình khơng báo cáo thu nhập và báo cáo thu nhập bằng thu nhập thấp hơn so với thực tế nhận được từ một nguồn cụ thể.

Thao túng chi tiêu kinh doanh và lợi nhuận: như các nghiên cứu Armstrong, Blouin và Larcker (2012); Horodnic (2018); Horodnic (2018) và Armstrong (2018) cho thấy các DN báo cáo lợi nhuận phóng đại chi tiêu, khơng báo cáo về sản xuất và tiêu thụ đặc biệt tăng hóa đơn khống.

Lạm dụng miễn thuế và khấu trừ thuế: Armstrong (2012); Horodnic (2018) Bằng cách cung cấp thông tin sai lệch cho IRS về thu nhập kinh doanh hoặc chi phí kinh doanh mà NNT cố tình trốn thuế. Hassen (2016) đánh giá thấp đáng kể thuế của họ bằng cách nêu rõ số tiền thuế trên tờ khai thuế ít hơn số tiền nợ trên thu nhập mà họ báo cáo.

Tóm tắt chương 2

Chương này gồm 6 phần chính. Tác giả trình bày một số nội dung cơ bản về cơ sở lý thuyết các khái niệm tuân thủ thuế; Phân loại hành vi tuân thủ thuế; Nguyên nhân không tuân thủ quy định thuế; Chất lượng báo cáo quyết toán thuế; Khung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế; Khung pháp lý về thuế đối với DNNVV. Đây chính là cơ sở lý thuyết nền mà tác giả vận dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế.

37

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mô hình nghiên cứu 3.1 Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này kế thừa chủ yếu nghiên cứu của Bernadette Kamleitner, Christian Korunka và Erich Kirchler (2012) nhằm khám phá ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả tuân thủ thuế thông qua biến phụ thuộc là chất lượng báo cáo quyết tốn thuế thay vì hành vi tn thủ thuế. Việc kế thừa nghiên cứu trong việc lựa chọn các nhóm nhân tố và thang đo có hai điểm thuận lợi (i) đảm bảo được độ tin cậy do các nhân tố và thang đo đã được kiểm định từ các nghiên cứu trước và (ii) tiết kiệm thời gian và chi phí. Đây cũng là cơ sở để tác giả kế thừa nghiên cứu có điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu trường hợp là DNNVV tại Bình Dương. Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV được tạm phân loại thành 04 nhóm nhân tố có ảnh hưởng như Hình 3.1

Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Cơ hội Khung ra quyết định Hiểu biết Ý thức thuế Chất lượng báo cáo quyết toán thuế H1 (+) H2 (+) H5 (+) H4 (+) H3 (+)

38

3.2 Giả thiết nghiên cứu

Từ lý thuyết nền, kết quả các nghiên cứu trước liên quan, hầu như chưa có nghiên cứu nào đo lường hành vi tuân thủ thuế gián tiếp qua chất lượng báo cáo quyết toán thuế. Mặc dù đo lường gián tiếp thông qua chất lượng báo cáo quyết toán thuế nhưng đây là kết quả thể hiện lựa chọn hợp lý của NNT hay không? Tại sao họ chấp nhận và đánh đổi việc không tuân thủ thuế ngay cả khi họ nhận thức được hình thức răn đe đến từ cơ quan thuế. Ngồi ra, đo lường hành vi tuân thủ thuế qua chất lượng báo cáo quyết toán thuế sẽ loại bỏ được các nhân tố chủ quan như mong muốn hay kỳ vọng nhưng khơng hiện thực. Nghĩa là có thể và có khả năng NNT muốn trốn thuế hoặc né thuế nhưng họ khơng có khả năng hoặc khơng có đủ trình độ để thực hiện hành vi này. Từ đó, tác giả đề xuất 5 giả thuyết nghiên cứu tương ứng với mơ hình nghiên cứu đề xuất tại Hình 3.1 như sau:

H1: Nhân tố cơ hội có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương.

H2: Nhân tố khung ra quyết định có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương.

H3: Ý thức tuân thủ thuế của NNT ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương.

H4: Hiểu biết của NNT có tác động cùng chiều đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương.

H5: Hiểu biết của NNT tác động và góp phần nâng cao ý thức thuế tuân thủ thuế của NNT

3.3 Thiết kế nghiên cứu 3.3.1 Nghiên cứu định tính 3.3.1 Nghiên cứu định tính

Tác giả tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu. Thực hiện phỏng vấn một số chủ DN, giảng viên hướng dẫn và những công chức thuế để xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế

39

của DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó thiết kế bảng câu hỏi để áp dụng cho nghiên cứu định lượng.

3.3.2 Nghiên cứu định lượng

Đây là giai đoạn phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua các phiếu điều tra gửi cho các chủ DN và công chức thuế bằng nhiều cách khác nhau như: gửi phiếu điều tra trực tiếp, gửi qua google docs, gửi file mềm qua mail. Mục đích nghiên cứu định lượng là để kiểm định mơ hình, xác định tính lơ gích, mức độ tác động giữa các nhân tố với nhau để từ đó đưa ra những giải pháp cụ

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Quyết Toán Thuế Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Bình Dương (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)