PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Quyết Toán Thuế Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Bình Dương (Trang 48)

3.1 Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này kế thừa chủ yếu nghiên cứu của Bernadette Kamleitner, Christian Korunka và Erich Kirchler (2012) nhằm khám phá ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả tuân thủ thuế thông qua biến phụ thuộc là chất lượng báo cáo quyết tốn thuế thay vì hành vi tn thủ thuế. Việc kế thừa nghiên cứu trong việc lựa chọn các nhóm nhân tố và thang đo có hai điểm thuận lợi (i) đảm bảo được độ tin cậy do các nhân tố và thang đo đã được kiểm định từ các nghiên cứu trước và (ii) tiết kiệm thời gian và chi phí. Đây cũng là cơ sở để tác giả kế thừa nghiên cứu có điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu trường hợp là DNNVV tại Bình Dương. Tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết tốn thuế của DNNVV tại Bình Dương.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV được tạm phân loại thành 04 nhóm nhân tố có ảnh hưởng như Hình 3.1

Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Cơ hội Khung ra quyết định Hiểu biết Ý thức thuế Chất lượng báo cáo quyết toán thuế H1 (+) H2 (+) H5 (+) H4 (+) H3 (+)

38

3.2 Giả thiết nghiên cứu

Từ lý thuyết nền, kết quả các nghiên cứu trước liên quan, hầu như chưa có nghiên cứu nào đo lường hành vi tuân thủ thuế gián tiếp qua chất lượng báo cáo quyết tốn thuế. Mặc dù đo lường gián tiếp thơng qua chất lượng báo cáo quyết toán thuế nhưng đây là kết quả thể hiện lựa chọn hợp lý của NNT hay không? Tại sao họ chấp nhận và đánh đổi việc không tuân thủ thuế ngay cả khi họ nhận thức được hình thức răn đe đến từ cơ quan thuế. Ngồi ra, đo lường hành vi tuân thủ thuế qua chất lượng báo cáo quyết toán thuế sẽ loại bỏ được các nhân tố chủ quan như mong muốn hay kỳ vọng nhưng khơng hiện thực. Nghĩa là có thể và có khả năng NNT muốn trốn thuế hoặc né thuế nhưng họ khơng có khả năng hoặc khơng có đủ trình độ để thực hiện hành vi này. Từ đó, tác giả đề xuất 5 giả thuyết nghiên cứu tương ứng với mơ hình nghiên cứu đề xuất tại Hình 3.1 như sau:

H1: Nhân tố cơ hội có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương.

H2: Nhân tố khung ra quyết định có ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương.

H3: Ý thức tuân thủ thuế của NNT ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương.

H4: Hiểu biết của NNT có tác động cùng chiều đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương.

H5: Hiểu biết của NNT tác động và góp phần nâng cao ý thức thuế tuân thủ thuế của NNT

3.3 Thiết kế nghiên cứu 3.3.1 Nghiên cứu định tính 3.3.1 Nghiên cứu định tính

Tác giả tổng hợp lý thuyết từ các nghiên cứu trước làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu. Thực hiện phỏng vấn một số chủ DN, giảng viên hướng dẫn và những công chức thuế để xây dựng, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát trong thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế

39

của DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Từ đó thiết kế bảng câu hỏi để áp dụng cho nghiên cứu định lượng.

3.3.2 Nghiên cứu định lượng

Đây là giai đoạn phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua các phiếu điều tra gửi cho các chủ DN và công chức thuế bằng nhiều cách khác nhau như: gửi phiếu điều tra trực tiếp, gửi qua google docs, gửi file mềm qua mail. Mục đích nghiên cứu định lượng là để kiểm định mơ hình, xác định tính lơ gích, mức độ tác động giữa các nhân tố với nhau để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp cho vấn đề nghiên cứu. Tác giả sử dụng cách tiếp cận định lượng thông qua việc thu nhập ý kiến của các kế toán viên, kế toán trưởng, kế toán hành nghề dịch vụ tại các DN bằng việc trả lời các câu hỏi của bảng khảo sát đã được thiết kế trong giai đoạn nghiên cứu định tính. Dữ liệu của nghiên cứu định lượng sau khi thu thập được sẽ được mã hóa, nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 20 để kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, và phần mềm AMOS 20 để kiểm định thang đo bằng CFA, kiểm định mơ hình lý thuyết và giả thuyết bằng mơ hình tuyến tính SEM nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV.

3.3.3 Thiết kế thang đo

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đáp viên lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất về khả năng ảnh hưởng của các biến có liên quan đến vấn đề quan sát trong bảng câu hỏi. Cơ sở để lựa chọn thang đo Likert là do đây là thang đo được sử dụng rộng rãi và phổ biến để đo lường thái độ và ý kiến của mọi người với mức độ chính xác tương đối cao. Câu hỏi khảo sát nhiều mức độ sẽ giúp cho tác giả có được phản hồi chi tiết nhất có thể, từ đó, giúp nhà nghiên cứu dễ dàng thực hiện các phép toán thống kê. Thang đo có 5 mức độ theo thứ tự như sau:

1. Hoàn tồn khơng đồng ý 2. Không đồng ý

40 3. Khơng có ý kiến

4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý

Nghiên cứu bao gồm 42 biến quan sát. Sau khi đã nghiên cứu mơ hình và xây dựng bảng xét dấu kỳ vọng các nhân tố đối với chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV, tác giả sẽ tiến hành mã hóa thang đo như sau:

Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo lường

STT Mã hóa Thang đo

I Cơ hội

1 CH1 Chất lượng báo cáo quyết tốn thuế khơng đảm bảo khi lợi ích thu được do trốn thuế lớn hơn so với rủi ro nếu CQT phát hiện

2 CH2

Chất lượng báo cáo quyết tốn thuế khơng đảm bảo khi nhà quản lý doanh nghiệp nhận thức được các hành vi trốn thuế của doanh nghiệp, cá nhân khác đang tồn tại

3 CH3 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ không được tin cậy hơn so với doanh nghiệp lớn

4 CH4 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế của doanh nghiệp nhà nước cao hơn so với doanh nghiệp vừa và nhỏ

5 CH5

Nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội chi phối đến việc lập báo cáo quyết toán thuế hơn so với nhà quản lý doanh nghiệp quy mô lớn

6 CH6 Doanh nghiệp vừa và nhỏ ít bị kiểm tra, thanh tra thuế hơn các doanh nghiệp quy mô lớn

7 CH7 Nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ cảm thấy báo cáo quyết tốn thuế được lập ít chính xác hơn do với doanh nghiệp lớn 8 CH8 Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều cơ hội trốn thuế, tránh thuế

hơn các doanh nghiệp lớn

II Khung ra quyết định

1 QD1 Nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm nhiều hơn đối với việc lập báo cáo quyết toán thuế so với việc lập báo cáo tài chính 2 QD2 Doanh nghiệp có khả năng trốn thuế cao hơn đối với khoản thuế

41

3 QD3 Doanh nghiệp quyết định trốn thuế khi cho rằng tiền thuế phải nộp chính là các khoản thu nhập được hưởng

4 QD4 Doanh nghiệp đang có kết quả kinh doanh thua lỗ tuân thủ thuế tốt hơn doanh nghiệp có lãi

5 QD5 Doanh nghiệp tuân thủ thuế cao hơn khi có sự quản lý chặt chẽ của CQT

6 QD6

Doanh nghiệp đang trong thời gian được miễn thuế, giảm thuế, ưu đãi đầu tư lập báo cáo quyết toán thuế kịp thời, đầy đủ và trung thực hơn so với doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế

7 QD7

Hoạt động kê khai nộp thuế GTGT của các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định luật thuế hơn so với kê khai, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

III Hiểu biết về thuế

1 HB1 Doanh nghiệp tuân thủ thuế tự nguyện khi biết rằng pháp luật thuế công bằng và nghiêm minh

2 HB2 Doanh nghiệp tuân thủ thuế cao hơn khi chi phí tuân thủ thuế không quá lớn

3 HB3 Chất lượng báo cáo quyết tốn thuế tốt hơn khi doanh nghiệp có am hiểu tốt hơn các chính sách và pháp luật về thuế

4 HB4 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế tốt hơn khi doanh nghiệp nhận được tư vấn, hỗ trợ kịp thời từ phía CQT

5 HB5 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế tốt hơn khi doanh nghiệp cảm nhận được pháp luật thuế công bằng và nghiêm minh

6 HB6

Chất lượng báo cáo quyết toán thuế tốt hơn khi doanh nghiệp nhận thức được hoạt động kinh tế phi chính thức của một số doanh nghiệp khác

7 HB7 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế tốt hơn khi doanh nghiệp đang có kết quả kinh doanh thuận lợi

IV Ý thức thuế

1 YT1 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế tốt hơn khi doanh nghiệp nhận thức đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế

2 YT2 Nộp thuế góp phần nâng cao phúc lợi xã hội

3 YT3 Việc tuân thủ thuế đầy đủ sẽ đem lại nhiều quyền lợi hơn cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong xã hội

42

4 YT4 Việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế phụ thuộc vào đạo đức của mỗi cá nhân

5 YT5 Mọi hành vi không tuân thủ thuế sớm hay muộn cũng sẽ bị phát hiện và xử lý

6 YT6 Trốn thuế làm cho bản thân cảm thấy hổ thẹn

7 YT7 Ý thức nghĩa vụ thuế càng cao thì doanh nghiệp càng ít thực hiện các hoạt động kinh tế phi chính thức (hoạt động ngầm)

8 YT8 Cảm nhận về CQT, chính sách thuế càng tệ thì mức độ trốn thuế ngày càng tăng

9 YT9 Quyết định trốn thuế và tránh thuế phụ thuộc vào các chuẩn mực xã hội được thừa nhận và thái độ của mỗi cá nhân

10 YT10 Hệ thống thuế càng cơng bằng, các doanh nghiệp càng có ý thức tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế

V Chất lượng báo cáo quyết toán thuế

1 CL1

Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi CQT khơng phát hiện sai sót trọng yếu trong hồ sơ kê khai và quyết toán thuế qua thanh tra, kiểm tra

2 CL2 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi phản ánh đầy đủ số thuế phải nộp theo quy định của luật thuế

3 CL3 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi hồ sơ quyết toán thuế được lập đầy đủ

4 CL4 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi hồ sơ quyết toán thuế được nộp đúng hạn

5 CL5 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi hồ sơ quyết toán thuế được lập chính xác

6 CL6

Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi báo cáo quyết toán thuế được lập trên cơ sở có đầy đủ hố đơn, chứng từ phù hợp với quy định Luật thuế

7 CL7 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi các hoạt động kinh tế được hạch toán kế toán đầy đủ, đúng quy định

8 CL8 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi hồ sơ quyết toán thuế công bố đầy đủ quy định về kê khai giao dịch liên kết

9 CL9

Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi không tồn tại việc khai thiếu doanh thu (bán hàng khơng xuất hóa đơn, để ngồi sổ sách kế tốn…)

43 10 CL10

Chất lượng báo cáo quyết toán thuế đảm bảo khi hồ sơ qut tốn thuế khơng tồn tại khai thừa chi phí (sử dụng chứng từ, hóa đơn bất hợp pháp,…)

(Nguồn được tổng hợp từ tác giả)

3.3.4 Thiết kế bảng câu hỏi

Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính và thảo luận, tác giả xây dựng bảng câu hỏi chi tiết được sử dụng để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng là tập hợp các câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự nhất định, sau khi đã sàng lọc, điều chỉnh và bổ sung. Tác giả chia bảng khảo sát làm 2 bảng, một bảng khảo sát CQT và một bảng khảo sát DN.

Đối với bảng khảo sát CQT gồm 2 phần chính:

- Phần 1: Thu thập dữ liệu liên quan đến thông tin đối tượng khảo sát như bộ phận làm việc và một số đánh giá mức độ tuân thủ của NNT phục vụ cho thống kê mô tả.

- Phần 2: Đối tượng nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng báo cáo quyết tốn thuế của DNNVV tại Bình Dương, Tác giả đưa ra 42 ý kiến, mỗi ý kiến được đánh giá thông qua thang đo Likert 5 điểm. Các biến được sắp xếp theo 5 nhóm nhân tố.

Đối với bảng khảo sát DN gồm 2 phần chính:

- Phần 1: Thu thập dữ liệu liên quan đến thông tin cá nhân của các đối tượng nghiên cứu bao gồm: giới tính, tuổi, kinh nghiệm, trình độ, chức vụ, thời gian kinh doanh, nhóm ngành kinh doanh phục vụ cho thống kê mô tả. Và phần thông tin về DN như số lượng lao động và doanh thu…theo quy định hiện hành để phân loại DNNVV.

- Phần 2: Đối tượng nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế của DNNVV tại Bình Dương, Tác giả đưa ra 42 ý kiến, mỗi ý kiến được đánh giá thông qua thang đo Likert 5 điểm. Các biến được sắp xếp theo 5 nhóm nhân tố.

44

3.3.5 Mẫu nghiên cứu

Tổng thể mẫu của khảo sát là những giám đốc DN, nhân viên kế toán, kiểm tốn viên và cơng chức thuế trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát, gửi đường link thông qua công cụ google docs, gửi file mềm qua mail.

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng và được xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu. Theo Cooper và Schindler (1998) chọn mẫu phi xác suất giúp tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng hạn chế là khó thể rút ra được kết luận cho tổng thể mẫu. Đây là phương pháp thích hợp cho bài nghiên cứu vì tác giả có thể chọn những thành phần có thể tiếp cận được, các đối tượng nghiên cứu sẵn sàng trả lời phiếu điều tra cũng như tác giả có thể tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập dữ liệu.

Nghiên cứu chính thức thực hiện với đối tượng nghiên cứu là các DN trên địa tỉnh Bình Dương, Theo Hair và các cộng sự (2010), “kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát mới là cỡ mẫu phù hợp cho phân tích nhân tố EFA. Nói cách khác thì n=5*m, với m là số lượng biến quan sát”. Mơ hình đề xuất có 5 thang đo, 42 biến quan sát. Vậy kích thước mẫu tối thiểu là n=5*42=210 quan sát. Vậy số lượng mẫu dùng trong bài nghiên cứu là n=286 ( trong đó CQT là 82, DN 204) là phù hợp để phân tích. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, tác giả tiến hành phát 300 phiếu khảo sát thông qua khảo sát trực tiếp, gửi đường link thông qua công cụ google docs, gửi file mềm qua mail.

Sau khi đã gửi đi bảng khảo sát, tác giả thu được 292 bảng phản hồi từ các đối tượng khảo sát. Trong đó có 6 bảng khơng hợp lệ (đánh sót câu trả lời, trả lời nhiều hơn 1 sự lựa chọn, không thuộc DNNVV...) bị loại bỏ. Kết quả tác giả thu được 286 bảng trả lời (CQT: 82; DN: 204) phù hợp với yêu cầu có thể sử dụng để tiến hành nghiên cứu. Nhằm đảm bảo tính bảo mật của các cá nhân tham gia trả lời, cam kết thông tin khảo sát và thông tin người trả lời chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

45

3.3.6 Xử lý dữ liệu

Sau khi loại bỏ những bảng trả lời khảo sát không đạt yêu cầu, các biến sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch trước khi tiến hành thống kê phân tích bằng

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Quyết Toán Thuế Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Bình Dương (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)