Lý thuyết liên quan

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Quyết Toán Thuế Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Bình Dương (Trang 36)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Chất lượng báo cáo quyết toán thuế

2.4.2 Lý thuyết liên quan

2.4.2.1 Lý thuyết tâm lý xã hội

Snavely (1990) ông cho rằng hành vi của con người trong lĩnh vực thuế bị ảnh hưởng bởi các tương tác xã hội theo cùng một cách như các hình thức hành vi khác. Hơn nữa, McKerchar và Evans (2009) lý thuyết dựa trên quan điểm xã hội của cá nhân từ ý định hành vi của họ. Điều này dựa trên hai yếu tố cơ bản bao gồm yếu tố xã hội và ảnh hưởng xã hội đến việc tuân thủ luật thuế hay không tuân thủ. Franzoni (1999) và OECD (2018) các chuẩn mực cá nhân và xã hội là cơ sở trong các nghiên cứu giải thích hành vi của NNT và đóng vai trị rất lớn trong việc xác định các tuân thủ về thuế. Ronan và Ramalefane (2007) đặc biệt lưu ý rằng các yếu tố như kỳ thị, danh tiếng và các chuẩn mực xã hội có ảnh hưởng lớn đến hành vi của NNT. Theo OECD (2018) chuẩn mực cá nhân đã được được định nghĩa là niềm tin sâu sắc về những gì người ta nên hoặc không nên làm. Trong hầu hết các trường hợp, chúng khó thay đổi và thường nằm ngồi tầm với của chính sách cơng (Franzoni, 2000). Ở góc độ hành vi của NNT, các chuẩn mực cá nhân phản ánh các giá trị đạo đức của NNT và tinh thần của họ ảnh hưởng tới chính thái độ tuân thủ thuế họ. Sour (2004) cho rằng hành vi trốn tránh có thể gây ra cảm giác lo lắng, tội lỗi hoặc suy nghĩ tiêu cực về bản thân.

26

Nỗi sợ do cảm giác tội lỗi, bị xã hội kỳ thị có ảnh hưởng lớn hơn so với các yếu tố bên ngoài như rủi ro bị phát hiện và hình phạt. Lewis (1982) do đó một cá nhân có nhiều khả năng tuân thủ thuế nếu anh ta tin rằng mọi người cũng tuân thủ hoặc ngược lại. Lý thuyết tâm lý xã hội dựa trên ảnh hưởng tâm lý, nhận thức của NNT đối với việc trốn thuế (về sự cơng bằng trong chính sách, các yếu tố thái độ và kiến thức).

Lý thuyết này được sử dụng để giải thích tại sao trong từng giai đoạn việc tuân thủ thuế lại nghiêng về tự nguyện hoặc ngược lại và nhằm xác định các nhân tố có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng báo cáo quyết toán thuế trong bối cảnh xã hội Việt Nam.

2.4.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định

Ajzen (1991) khẳng định rằng, yếu tố quyết định ngay lập tức đến hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi được xác định bởi thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi đó. Để cải thiện dự đoán của lý thuyết hành vi hoạch định, Ajzen đã thêm một thành phần "nhận thức kiểm soát hành vi" để giúp giải thích các hành vi phát sinh cá nhân thiếu kiểm sốt hành vi của mình. Do đó, lý thuyết hành vi hoạch định ảnh hưởng bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi.

Tương ứng với ba loại niềm tin của con người, niềm tin hành vi tạo ra một thái độ hành vi (có thể tiêu cực hay tích cực), niềm tin theo chuẩn mực chung dẫn đến chuẩn mực chủ quan, và niềm tin về sự tự chủ làm phát sinh nhận thức kiểm soát hành vi.

Thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan càng thuận lợi, và nhận thức kiểm sốt hành vi càng dễ dàng thì ý định thực hiện hành vi của người đó càng mạnh mẽ. Và nếu một mức độ kiểm sốt thực tế đối với hành vi đủ lớn thì họ có thể thực hiện ý định mỗi khi có cơ hội.

Trong nghiên cứu này, lý thuyết về hành vi hoạch định được sử dụng để giải thích tại sao và điều gì thúc đẩy cá nhân đưa ra hành động của mình đó là lập báo cáo quyết toán thuế bắt đầu từ ý định (thái độ), các tiêu chuẩn chủ quan và

27

nhận thức của cá nhân sẽ thúc đẩy biến ý định thành hành động thông qua hành vi không tuân thủ thuế được biểu hiện qua việc quyết định lập báo cáo quyết toán thuế không đảm bảo chất lượng để giảm số thuế phải nộp và qua đó giảm sự mất mát mà NTT nghĩ rằng mình khơng phải trả qua.

2.5 Khung các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế

Từ các nghiên cứu trước liên quan và các lý thuyết nền, hành vi tuân thủ thuế chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau, tuỳ theo cách thức phân loại và cách tiếp cận của từng nghiên cứu chúng có thể bao gồm các nhân tố kinh tế như Chính sách, pháp luật thuế; Hoạt động quản lý thuế của CQT; Trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế; Cơ sở vật chất của CQT; NNT; Sự phát triển của hệ thống đại lý thuế…Các nhân tố tâm lý - xã hội như: Nhận thức về tính cơng bằng; Ý thức thuế…

Tuy nhiên, do mục tiêu nghiên cứu là nhằm xác định và đo lường các nhân tố hành vi tác động đến chất lượng báo cáo quyết tốn thuế. Trong đó, chất lượng báo cáo quyết tốn thuế là đầu ra, kết quả của hành vi tuân thủ thuế của NNT là yếu tố đầu vào, các quy trình biến ý định (thái độ) của NNT như nhận thức, chuẩn mực cá nhân, chuẩn mực xã hội, các quy định về thuế…là các yếu tố quy trình là tác nhân biến ý định (suy nghĩ và thái độ) của NNT thành hiện thực thông qua quyết định mức chất lượng báo cáo quyết tốn thuế. Như phân tích bên trên, có nhiều nghiên cứu đo lường hành vi tuân thủ thuế nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào đo lường hành vi tuân thủ thuế gián tiếp qua chất lượng báo cáo quyết toán thuế. Mặc dù đo lường gián tiếp thơng qua chất lượng báo cáo quyết tốn thuế nhưng đây là kết quả thể hiện lựa chọn hợp lý của NNT hay không? Tại sao họ chấp nhận và đánh đổi việc không tuân thủ thuế ngay cả khi họ nhận thức được hình thức răn đe đến từ cơ quan thuế. Ngoài ra, đo lường hành vi tuân thủ thuế qua chất lượng báo cáo quyết toán thuế sẽ loại bỏ được các nhân tố chủ quan như mong muốn hay kỳ vọng nhưng không hiện thực. Nghĩa là có thể và có khả năng NNT muốn trốn thuế hoặc né thuế nhưng họ khơng có khả năng hoặc khơng có đủ trình độ để thực hiện hành vi này. Xuất phát từ cách tiếp cận trên, các nhân

28

tố tổng hợp có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo quyết toán thuế trong bối cảnh Việt Nam gồm:

2.5.1 Cơ hội

Robben và cộng sự (1990a); Antonides và Robben (1995); Webley (2004) cho rằng chủ DNNVV thường được nhắc đến như một nhóm NNT trong xã hội có rủi ro cao về thuế vì họ có nhiều cơ hội trốn thuế hơn so với NNT khác. So với cá nhân nộp thuế, chủ DNNVV có thuận lợi hơn do là doanh nghiệp nên theo quy định họ có thể được khấu trừ nhiều khoản chi phí hơn, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc, giải thích với cơ quan thuế và được chính phủ dành nhiều ưu đãi hơn về mặt chính sách. So với các loại hình doanh nghiệp khác như cơng ty cổ phần, chủ DNNVV lại chủ động hơn trong việc quyết định kết quả kinh doanh và lập kế hoạch về thuế vì bản thân chủ DNNVV có tồn quyền quyết định khơng chịu sự ràng buộc hay kiểm sốt nội bộ từ bên trong DN hay cổ đơng bên ngồi. Ngồi ra, các DNNVV không chịu áp lực phải hạch toán, kê khai báo cáo dựa trên các phần mềm hoặc tự động hố như các doanh nghiệp lớn hoặc khơng thuộc đối tượng phải kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm và do có quy mơ nhỏ nên ít chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, chính là các DNNVV nên việc đánh đổi đề duy trì danh tiếng và uy tín sẽ ít đắt đỏ hơn so với các doanh nghiệp lớn. Chính các điều kiện đặc thù này khiến cho cơ hội của các DNNVV không tuân thủ thuế cao hơn, đồng nghĩa với chất lượng báo cáo quyết tốn thuế có xu hướng thấp hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

Giữa cơ hội và khơng tn thủ thuế có liên hệ ít nhất trên hai phương diện là khơng tn thủ ngồi ý muốn và hai là tận dụng cơ hội.

Thứ nhất, trong trường hợp NNT khơng cố tình tận dụng cơ hội, việc khơng tn thủ thuế vẫn có thể xảy ra sai sót trong kê khai lập báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan nhà nước nhưng do thiếu nhân lực nên chưa có ai rà sốt, kiểm tra lại sự chính xác của báo cáo quyết tốn thuế. Robben và cộng sự (1990b) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng gian lận xảy ra khi NNT có

29

nhiều khả năng khấu trừ các chi phí khơng được khấu trừ theo quy định mặc dù họ khơng có ý định.

Thứ hai, Wallschutzky (1984); Ashby và cộng sự (2009) giả sử rằng mọi người sẵn sàng tận dụng cơ hội, họ chỉ có thể làm như vậy nếu các cơ hội được biết đến ngay từ đầu và những người thực hiện hành vi khơng tn thủ thuế khi họ nhận thức có cơ hội để làm như vậy.

Mặc dù sự khác biệt có ý nghĩa về mặt lý thuyết nhưng rất khó để xác định đâu là ý muốn hay đâu là sự vơ tình khi lập báo cáo quyết tốn thuế khơng đúng quy định của NNT. Theo Slemrod và cộng sự (2001); Bernadette. K và cộng sự (2012) NNT được thông báo rằng hồ sơ thuế của họ sẽ được kiểm tra chặt chẽ. Những người có cơ hội để trốn tránh, bao gồm cả các chủ DNNVV, đã phản ứng ngay với thông điệp này bằng cách tăng các khoản thuế và số thuế nộp lên đáng kể. Ahmed và Braithwaite (2005) tuy nhiên, những NNT với cơ hội trốn thuế cao có thể cảm thấy ít chắc chắn hơn về cách nộp thuế chính xác.

Từ các phát hiện trên cho thấy, cơ hội là một thành phần quan trọng trong việc tuân thủ thuế của DNNVV và nó có thể ảnh hưởng tới hành vi tuân thủ thuế của NNT cho dù là vơ tình hay cố ý. Tuy nhiên, để đánh giá vai trò của cơ hội, cần đo lường ảnh hưởng của cơ hội thông qua đo lường việc nhận thức cơ hội và kiểm soát ý định tuân thủ thuế của NNT.

2.5.2 Khung ra quyết định

Đối với doanh nghiệp, số thuế phải nộp sẽ được coi là chi phí được khấu trừ trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, nhận thức của nhà quản lý thì nghĩa vụ thuế là một khoản chi tiêu thơng thường và các cổ đông sáng lập hay nhà đầu tư coi đó là một khoản chi phí của doanh nghiệp nếu nó tồn tại. Trái lại đối với các DNNVV vốn đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng chính là tiền túi của chủ doanh nghiệp, khơng có sự phân chia rõ ràng giữa đời sống kinh tế - xã hội của chủ DNNVV với doanh nghiệp đó như các loại hình cơng ty khác. Vì vậy, khi nộp thuế, chủ DNNVV có cảm giác như phải lấy từ tiền túi cá nhân và cảm giác mất mát của chủ DNNVV sẽ lớn hơn. Do đó, việc nhận thức nghĩa vụ nộp

30

thuế như là một khoản thiệt hại của các chủ DNNVV đại diện cho một nhánh trong khung ra quyết định.

Chang và cộng sự (1987) các khung quyết định có thể khác nhau. NNT có thể xem quyết định tuân thủ thuế là sự lựa chọn giữa tổn thất nhất định (nộp thuế) và tổn thất lớn hơn có thể xảy ra (nộp thuế cộng với tiền phạt nếu được kiểm tra); Hoặc họ có thể xem đó là một sự lựa chọn giữa lợi nhuận giảm nhất định (thu nhập ròng sau khi nộp thuế) và lợi nhuận lớn hơn có thể có (tổng thu nhập mà khơng phải nộp thuế nếu không được kiểm tra).

Một số tài liệu liên quan có thể giải thích thêm lý do tại sao các chủ DNNVV áp dụng khung lỗ. Lý thuyết "kế toán tinh thần" (Thaler, 1985; Thaler, 1999) đề cập đến các quá trình nhận thức mà các cá nhân sử dụng để thiết lập, đánh giá và theo dõi hoạt động tài chính. Chỉ khi thuế được coi là khác với các nguồn thu nhập khác, do đó được đặt vào các tài khoản tinh thần khác nhau, chúng mới được đối xử khác nhau. Tiền thuế đến hạn phải nộp được xem như một phần của khoản thu nhập và việc trả thuế được coi là giảm thu nhập. Đóng thuế có thể được coi là giảm thu nhập và như một giới hạn của tự do tài chính của một người. Theo Brehm (1966) nhận thức về thuế là một hạn chế của tự do tài chính đặc biệt nộp các khoản thuế là giảm thu nhập.

Nghiên cứu về các chủ DN của Adams và Webley (2001), khảo sát các chủ DN ở Vương quốc Anh và nghiên cứu mô phỏng kinh doanh của Webley (2004) đã ủng hộ giả định rằng nhiều chủ DN coi mình là chủ sở hữu tiền thuế GTGT trong khi chỉ một số ít xem tiền thuế GTGT là số tiền giữ hộ.

Ahmed và Braithwaite (2005) tình hình thuế cụ thể của các chủ DNNVV có khả năng khiến việc nộp thuế khó khăn hơn so với những người nộp thuế khác, họ dường như phải đối mặt với nợ thuế chưa thanh tốn hơn là các khoản hồn thuế. Robben và cộng sự (1990b) báo cáo của Sở Thuế vụ Hoa Kỳ năm 1988 chỉ ra rằng việc tuân thủ thuế tự nguyện thay đổi tùy thuộc vào việc hoàn thuế hay các khoản thanh toán bổ sung đến hạn và tùy thuộc vào quy mô của khoản hồn thuế hoặc thanh tốn đó. Nghiên cứu của Joulfaian và Rider (1998);

31

Ahmed và Braithwaite (2005) các DNNVV có u cầu hồn thuế thì tuân thủ đáng kể (95%) so với những người phải đối mặt với số nợ thuế đến hạn thanh toán (70%).

2.5.3 Hiểu biết về thuế

Kiến thức về thuế là mức độ nhận thức hoặc mức độ nhạy cảm của người nộp thuế đối với pháp luật về thuế. Kasipillai (2000); Palil (2005) kiến thức về thuế cũng là một yếu tố trong hệ thống thuế tuân thủ tự nguyện, đặc biệt là trong việc xác định một nghĩa vụ thuế chính xác.

Các nghiên cứu gần đây của Kasipillai, Aripin và Amran (2003); Kirchler và Enachesu (2018) được thực hiện cho thấy kiến thức về thuế là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất và tương quan thuận đối với hành vi tuân thủ thuế của NNT. Kirchler và Enachesu (2018) hành vi này có thể là cố tình hoặc vơ ý nhưng phần lớn là các sai sót do thiếu hiểu biết và kiến thức về thuế của người nộp thuế (Loo, McKerchar và Hansford, 2008) và chủ yếu tập trung quanh các yếu tố kỹ thuật như kê khai, tính thuế và lập báo cáo thuế như nghiên cứu Amina và Sinya (2015) tại Jimma Ethiopia; Nguyễn (2017) tại Việt Nam; Saad (2014) ở Malaysia; Newman và Nokhu (2018) ở Zimbabwe; Assfaw và Sebhat (2019). Hassen (2016) hoặc do chính sách, hệ thống thuế thường xuyên thay đổi hoặc quá phức tạp. Dưới góc độ hành vi, theo Ali và sjursen (2013) kiến thức và nhận thức về thuế có tương quan tích cực với thái độ tn thủ thuế nhưng Kasipillai, Aripin và Amran (2003); Kirchler và Enachesu (2018) lại phát hiện ra rằng càng nắm rõ pháp luật, quy định về thuế dẫn tới trốn thuế cao hơn. Quan điểm này ủng hộ nhận định cho rằng cơ hội trốn thuế càng nhiều thì mức tuân thủ thuế của NNT càng tăng như đã bàn luận bên trên. Rõ ràng, các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra ảnh hưởng hiểu biết về thuế khác nhau đối với việc không tuân thủ thuế. Quan điểm ủng hộ cần nâng cao nhận thức cho rằng hiểu biết về thuế càng đầy đủ sẽ góp phần giảm số lượng và mức độ không tuân thủ thuế của người nộp thuế. Lập luận ủng hộ quan điểm này cho rằng không tuân thủ thuế chủ yếu do thiếu hiểu biết dẫn tới các hành động không phù hợp như các sai sót trong kê

32

khai nộp thuế và lập báo cáo quyết tốn thuế. Trong khi đó, quan điểm phản bác cho rằng, NNT càng có nhiều kiến thức hoặc hiểu biết về thuế nên họ có nhiều cơ hội hơn để tránh thuế, trốn thuế so với NNT có ít hiểu biết và hậu quả gây ra bởi hành vi không tuân thủ thuế của họ lớn hơn. Theo đó, cần tăng cường quản lý thuế kết hợp với việc gia tăng các chế tài.

Nhiều nghiên cứu gần đây điều tra ở Malaysia của McKerchar (2005); Loo (2006); Loo, McKerchar và Hansford (2008) đề xuất rằng kiến thức thuế là yếu tố có ảnh hưởng nhất để xác định hành vi tuân thủ của người nộp thuế trong

Một phần của tài liệu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Báo Cáo Quyết Toán Thuế Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Bình Dương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)