Các đặc điểm
Giới tính
Trình độ muốn học
tiếp
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu 4.2. ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH ĐO LƯỜNG
Mục tiêu của việc kiểm định mơ hình đo lường là để đánh giá sự phù hợp của các thang đo trong việc phản ánh các yếu tố cần nghiên cứu trong mơ hình. Việc đánh giá
mơ hình đo lường bao gồm các bước: (1) đánh giá độ tin cậy của thang đo; (2) đánh giá độ tin cậy nhất quán nội bộ; (3) đánh giá giá trị hội tụ; (4) đánh giá trị phân biệt.
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo là tiêu chí đầu tiên được sử dụng để xem xét mức độ phù hợp của thang đo để phản ánh một nhân tố cần nghiên cứu. Hai giá trị Cronbach’s
Alpha hoặc giá trị hệ số tải nhân tố (Outer loading) được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của thang đo. Tuy nhiên giá trị hệ số tải nhân tố thường được sử dụng để đánh giá độ tin cậy hơn là giá trị Cronbach’s alpha do những hạn chế nhất định của chỉ số Cronbach’s alpha (Hair & cộng sự, 2017). Những thang đo có giá trị hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.4 thì cần loại bỏ ra khỏi mơ hình nghiên cứu. Những thang đo có giá trị hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.7 thì cần được giữ lại trong mơ hình nghiên cứu. Với những thang đo có giá trị hệ số tải nhân tố từ 0.4 đến 0.7 thì việc loại bỏ khỏi thang đo chỉ được thực hiện nếu việc loại bỏ này làm tăng giá trị của hệ số tin cậy tổng hợp (CR- Composite reliability) hoặc giá trị phương sai trích trung bình (AVE-Average Variance Extracted) (Bagozzi & cộng sự, 1991; Hair & cộng sự, 2011).
Sau khi loại biến quan sát IQ5 của thang đo Chất lượng thông tin, QN1 của thang đo Số lượng thông tin, CR2 của thang đo Sự tin cậy, AD1 của thang đo Sự hấp dẫn của công nghệ do không đạt yêu cầu, hệ số tải nhân tố của các khái niệm nghiên cứu như sau: