5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
2.3.3 Hiệu quả sản xuất caosu tiểu điền của các hộ điều tra năm 2011
Cây cao su có chu kỳ kinh tế dài (30-40 năm) tùy vào điều kiện tự nhiên, địa hình và trình độ chăm sóc. Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cao su dài từ 6-7 năm đòi hỏi chi phí đầu tƣ khá lớn nhƣng đến khi khai thác thì cây cao su cho sản phẩm với giá trị lớn với mức chi phí không cao và ổn định.
Về giá sản phẩm: trong năm 2009 do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo sự sụt giá của cao su Việt Nam, nhƣng sau đó nền kinh tế Việt Nam nói chung và giá cao su đã có sự phát triển vƣợt bậc. Vào năm 2011 giá bán mủ tƣơi tại địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã tăng lên trên 20.000Đ/kg. Đây là giá tƣơng đối cao nên đã phần nào kích thích ngƣời dân tích cực trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
Do diện tích trồng cao su của các hộ tại địa bàn huyện Nghĩa Đàn khá nhỏ, bình quân hơn 1 ha/ hộ nên giá trị sản xuất cao su bình quân trên hộ chỉ ở mức bình thƣờng. Đối với xã Nghĩa Tân là 67,53 triệu đồng; xã Nghĩa Hồng là 74,16 triệu đồng và xã Nghĩa Minh là 73,33 triệu đồng, giá trị sản xuất bình quân của cả 3 xã là 2,15 tỷ đồng. Chi phí trung gian IC của 3 xã là xấp xỉ nhau, xã Nghĩa Tân có tổng chi phí trung gian là 255,195 triệu đồng, xã Nghĩa Hồng có chi phí lớn hơn là 256,740 triệu đồng và xã Nghĩa Minh là xã có chi phí trung gian lớn nhất là 256,475 triệu đồng. Chi phí trung gian bình quân của cả ba xã là 256,475 triệu đồng. Phần
giá trị gia tăng của mỗi xã là khá lớn, cho thấy hiệu quả sản xuất của vƣờn cao su khá cao: Giá trị gia tăng thấp nhất là của xã Nghĩa Tân là 1,77 tỷ đồng, và cao nhất là của xã Nghĩa Hồng với mức giá trị đạt 1,96 tỷ. Giá trị gia tăng bình quân của cả ba xã là 1,89 tỷ.
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra năm 2011 Chỉ tiêu ĐVT Xã Nghĩa Tân Xã Nghĩa Hồng Xã Nghĩa Minh Bình quân chung 1. Diện tích ha 31,35 34,6 34,56 33,5 2. SL kg 145.300 167.700 179.500 164.166,67 3. GO 1000Đ 2.026.000 2.225.000 2.200.000 2.150.333 4. IC 1000Đ 255.195 256.740 257.490 256.475 5. VA 1000Đ 1.770.805 1.968.260 1.942.510 1.893.858 6. GO/hộ 1000Đ 67.533,33 74.166,67 73.333,33 71.677,78 7. IC/hộ 1000Đ 8.506,5 8.558 8.583 8.549 8. VA/hộ 1000Đ 59.026,83 65.608,67 64.750,33 63.128,61 9. GO/ha 1000Đ 64.625,2 64.306,36 63.657,41 64.196,32 10. IC/ha 1000Đ 8.140,2 7.420,23 7.450,53 7.670,32 11. VA/ha 1000Đ 56.485 56.886,13 56.206,88 56.526 12. GO/IC lần 7,94 8,67 8,54 8,38 13. VA/IC lần 6,94 7,67 7,54 7,38 14. GO/LĐ 1000Đ 28.942,86 31.338,03 31.884,06 30.721,64 15. VA/LĐ 1000Đ 25.297,21 27.721,98 28.152,32 27.057,17
(Nguồn: Số liệu điều tra 2012)
Giá trị sản xuất thấp nhất là xã Nghĩa Tân với lƣợng giá trị là 67,53 triệu đồng và cao nhất là xã Nghĩa Hồng là 74,16 triệu đồng tính bình quân trên 1 hộ sản xuất. Giá trị sản xuất bình quân của cả ba xã là 71,67 triệu đồng.
Giá trị sản xuất tính bình quân trên ha của 3 xã Nghĩa Tân, Nghĩa Hồng và Nghĩa Minh lần lƣợt là 64,62 triệu đồng, 64,30 triệu đồng và 63,65 triệu đồng. Bình quân chung của cả ba xã là 64,19 triệu đồng. Giá trị sản xuất của cả ba xã tính bình quân trên ha là tƣơng đƣơng nhau cho thấy năng suất, sản lƣợng thu hoạch của cả ba xã khá đồng đều
Cả ba xã đều có mức chi phí trung gian tính trên 1 hộ là 8,5 triệu đồng nhƣng mức chi phí trung gian tính trên 1 ha lại có sự khác nhau rõ rệt. Xã Nghĩa Tân có mức đầu tƣ là 8,1 triệu đồng cao hơn so với hai xã còn lại là xã Nghĩa Hồng và Nghĩa Minh đều ở mức 7,4 triệu đồng. Do không có sự khác nhau đáng kể về giá trị sản xuất và chi phí trung gian của cả ba xã nên mức gia trị gia tăng của ba xã Nghĩa Tân, Nghĩa Hồng và Nghĩa Minh lần lƣợt là 56,48 triệu, 56,88 triệu và 56,20 triệu đồng.
Hiệu suất sử dụng chi phí trung gian: xã Nghĩa Tân là xã có mức hiệu suất sử dụng chi phí trung gian thấp nhất, cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 7,94 đồng giá trị sản xuất và 6,94 đồng giá trị gia tăng. Xã Nghĩa Hồng là xã có hiệu suất sử dụng chi phí trung gian lớn nhất: cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra 8,67 đồng giá trị sản xuất và 7,67 đồng giá trị gia tăng. Điều này cho thấy cả ba xã đều sử dụng có hiệu quả các khoản chi phí.
Xét về phƣơng diện sử dụng lao động: đối với các hộ ở xã Nghĩa Tân, cứ 1 lao động trong năm tạo ra đƣợc 28,94 triệu đồng giá trị sản xuất và 25,29 triệu đồng giá trị gia tăng; Một lao động tại xã Nghĩa Minh tạo ra đƣợc nhiều giá trị sản xuất nhất: 31,88 triệu đồng/lao động và 27,72 triệu đồng giá trị gia tăng; Một lao động tại xã Nghĩa Hồng trung bình tạo ra đƣợc 31,34 triệu đồng giá trị sản xuất và 28,15 triệu đồng giá trị gia tăng trong một năm. Nhƣ vậy, chỉ riêng cao su đã đƣa lại cho ngƣời dân thu nhập bình quân gần 30 triệu đồng 1 năm trên 1 lao động. Đây chƣa phải là giá trị sản xuất tƣơng xứng với việc trồng cây cao su nên chính quyền địa phƣơng cần xem xét và đƣa ra các phƣơng hƣớng hợp lý để phát triển cao su mạnh mẽ hơn trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn.
2.4 Phân tích hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền bằng phƣơng pháp tính NPV
Nhìn vào bảng 2.10, xem xét doanh thu của cả chu kỳ trồng cao su với điều kiện giá cố định, ta thấy doanh thu lần lƣợt tăng dần qua các năm và đạt đỉnh là năm tuổi thứ 21 với doanh thu đạt 51.437 nghìn đồng. Sau năm thứ 21, doanh thu của cao su lại dần giảm xuống đến khi kết thúc thời kỳ khai thác. Toàn bộ chu kỳ khai thác của cây cao su mang lại doanh thu là 639.165 nghìn đồng cho hộ trồng cao su tiểu điền. Mặc dù trong thời gian trồng cao su đã cải thiện đƣợc kinh tế cho các hộ nhƣng đây chƣa phải là mức lợi nhuận xứng đáng mà cao su có thể mang lại cho các hộ gia đình.
Với khoản chi phí khá lớn bỏ ra và thời kì KTCB thì đến năm khai thác thứ 3 các hộ trồng cao su tiểu điền đã có thể thu lại vốn ban đầu. 9 năm là thời gian hoàn vốn khá nhanh, giúp các hộ trồng cao su hoàn trả tiền vay trong quá trình KTCB.
Trong bảng tính toán sử dụng mức lãi suất tại thời điểm hiện tại là 14%/năm để tính toán. Nhƣ ta thấy ở bảng 2.12, trong 6 năm kiến thiết cơ bản, do không có doanh thu nên NPV < 0, bắt đầu từ năm thứ 7 trở đi NPV của từng năm đều lớn hơn 0 rất nhiều. NPV của cả đời cây cao su theo tính toán là 34.433 nghìn đồng. NPV dƣơng chứng tỏ việc trồng cao su mang lại hiệu quả cao đối với ngƣời dân huyện Nghĩa Đàn.
Bảng 2.10: Doanh thu và chi phí hàng năm của 1 ha cao su
Năm Hệ số chiết khấu Chi phí Doanh thu Lợi nhuận NPV 0 1 11831 0 -11.831 -11.831 1 0,88 9025 0 -9.025 -7.917 2 0,77 9257 0 -9.257 -7.123 3 0,67 9502 0 -9.502 -6.414 4 0,59 9939 0 -9.939 -5.885 5 0,52 10878 0 -10.878 -5.650 6 0,46 11.092 0 -11.092 -5.053 7 0,4 12.378 32.512 20.134 8.046 8 0,35 12.625 35.267 22.642 7.937 9 0,31 13.493 36.349 22.856 7.028 10 0,27 13.945 37.142 23.197 6.257 11 0,24 15.287 37.937 22.650 5.359 12 0,21 16.341 38.154 21.813 4.527 13 0,18 16.527 39.274 22.747 4.142 14 0,16 17.634 42.648 25.014 3.995 15 0,14 17.928 45.712 27.784 3.892 16 0,12 18.392 49.026 30.634 3.765 17 0,11 19.354 57.234 37.880 4.083 18 0,09 19.037 58.623 39.586 3.743 19 0,08 18.356 67.342 48.986 4.063 20 0,07 17.266 67.452 50.186 3.652 21 0,06 14.275 65.712 51.437 3.283 22 0,06 13.937 63.412 49.475 2.770 23 0,05 13.543 63.483 49.940 2.453 24 0,04 14.091 60.934 46.843 2.018 25 0,04 13.267 50.528 37.261 1.408 26 0,03 12.692 49.014 36.322 1.204 27 0,03 12.414 35.716 23.302 678 NPV = 34.433
Theo cách tính NPV theo bảng trên, lần lƣợt có các giá trị NPV theo các tỷ lệ chiết khấu khác nhau từ 14% đến 20% trong bảng 2.11. Với mức lãi suất 18% thì NPV có giá trị là 6.747 nghìn đồng, với lãi suất là 20%, ta có NPV = -1.797 nghìn đồng. Nhƣ vậy, IRR chỉ có thể thuộc trong khoảng lãi suất từ 18% đến 20%. Dựa vào công thức tính IRR đã cho ở phần 1.5, ta có thể tính đƣợc IRR=18,01% .
Bảng 2.11: Kết quả sản xuất cao su với các mức chiết khấu khác nhau
Lãi suất chiết khấu NPV(1000 Đ)
14% 34.433 16% 18.401 18% 6.747 20% - 1.797 IRR = 18,01 % (Nguồn: Xử lý số liệu 2012)
Có thể thấy cả hai chỉ tiêu NPV và IRR đều thể hiện hiệu quả cao của việc sản xuất cao su tiểu điền. Với mức IRR = 18,01% lớn hơn nhiều so với lãi suất vay vốn ngân hàng của các hộ trồng cao su tiểu điền. Điều này chứng minh: phát triển cao su tiểu điền là giải pháp quan trọng để ổn định sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bƣớc nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phƣơng phát triển theo con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn miền núi.
2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất cao su tiểu điền của các hộ điều tra
2.5.1 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào tới năng suất cao su của các hộ điều tra
Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến giá trị sản xuất của các hộ cao su tiểu điền. Trong phạm vi của đề tài và nguồn thông tin cho phép, tác giả chỉ đề cập đến một số nhân tố trực tiếp ảnh hƣởng trực tiếp đến giá trị sản xuất: nhân tố phân chuồng, phân đạm, phân lân, phân kali, thuốc BVTV, tuổi cây và trình độ của lao động. Mô hình hồi quy sử dụng là hàm Cobb – Douglas chạy trên phần mềm spss.
Xem xét toàn bộ phƣơng trình cho thấy các chỉ tiêu đƣa vào phƣơng trình trên đều ảnh hƣởng thuận tới năng suất mủ cao su. Trong đó: phân chuồng ảnh hƣởng nhiều nhất tới năng suất mủ cao su của các hộ điều tra. Nếu tăng phân chuồng sử dụng lên 1% thì năng suất cao su của các hộ cao su tiểu điền sẽ tăng lên 0,242%.
Bảng 2.12: Ảnh hƣởng của các nhân tố đến năng suất vƣờn cây của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Hệ số hồi quy j Giá trị t sig.
1. Hệ số chặn 0 5,625 15,278 0,000 2. Phân chuồng (X1) 0,242 4,609 0,000 3. Phân đạm (X2) 0,195 3,396 0,001 4. Phân lân (X3) 0,171 3,177 0,002 5. Phân kali (X4) 0,123 2,316 0,023 6. Thuốc BVTV (X5) 0,043 2,717 0,007 7. Tuổi cây cao su(X6) 0,191 4,772 0,000 8. Trình độ lao động(X7) 0,015 0,226 0,791
- Số quan sát 90 - -
- Hệ số xác định bội R2 0,934 - -
- Giá trị F 166,277 - -
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 2012)
Đạm, lân và kali đều có ảnh hƣởng nhất định tới năng suất vƣờn cây của các hộ điều tra qua các hệ số α lần lƣợt là 0,195; 0,171; và 0,123. Nhìn vào các hệ số này ta thấy phân đạm, phân lân và kali đều có ảnh hƣởng gần nhƣ nhau tới năng suất vƣờn cây: khi đạm, lân, kali tăng giá trị lên 1% thì năng suất mủ của vƣờn cao su lần lƣợt tăng lên 0,195%, 0,171% và 0,123%.
Khi tăng lƣợng thuốc BVTV lên 1% thì năng suất của vƣờn cao su tăng lên 0,043%. Điều này hoàn toàn hợp lý khi tăng lƣợng thuốc BVTV lên thì năng suất của vƣờn cao su tăng rất chậm. Khi vƣờn cây càng bị bệnh nặng thì càng sử dụng thuốc nhiều thì năng suất vƣờn cây càng giảm mạnh. Tuổi cây cũng có ảnh hƣởng
đáng kể tới năng suất vƣờn cây chỉ sau biến phân chuồng và đạm, khi tuổi cây tăng lên 1% thì sẽ giúp năng suất vƣờn cây tăng lên 0,195%. Khi trình độ lao động của vƣờn cây tăng lên 1% thì năng suất vƣờn cây tăng lên 0,015%.
Hệ số xác định R2 trong mô hình để đo lƣờng sự biến động của biến phụ thuộc giá trị sản xuất do ảnh hƣởng của các biến độc lập.
Từ số liệu ở bảng 2.4 có thể rút ra nhận xét : Hệ số xác định bội R2 = 0,934 nói lên 93,4% sự biến động giá trị sản xuất của các hộ là do tác động của các yếu tố trong mô hình. Mặt khác, giá trị thống kê F bằng 166,277 cho thấy mô hình hồi quy đƣợc sử dụng là phù hợp với tập dữ liệu, cho phép bác bỏ giá trị Ho (các biến độc lập đồng thời không ảnh hƣởng tới năng suất vƣờn cây). Điều này có nghĩa rằng có ít nhất một yếu tố đang xét trong mô hình có ảnh hƣởng tới năng suất mủ cao su của các hộ điều tra. Đây là những nhân tố ảnh hƣởng lớn tới năng suất mủ cao su của các hộ điều tra và phù hợp với thực tế. Cây cao su là cây kinh tế kỹ thuật, cho chu kì kinh doanh dài, chủ hộ càng có kinh nghiệm và chú ý đầu tƣ thì năng suất mủ càng lớn.
2.5.2 Phân tích các mức độ đánh giá của người dân về các dịch vụ.
Để phân tìm hiểu các mức độ đánh giá của ngƣời dân về các dịch vụ họ đƣợc tiếp cận: dịch vụ cung cấp kỹ thuật; dịch vụ cung cấp vật tƣ, dịch vụ cung cấp thông tin và dịch vụ cung cấp tín dụng đề tài đã xây dựng 1 thang điểm và thống kê bằng phần mềm spss. Cách xây dựng thang điểm nhƣ sau:
Mức độ đánh giá Điểm Rất kém 1 Kém 2 Bình thƣờng 3 Khá 4 Tốt 5
Nhìn vào bảng 2.13 ta thấy rõ bốn lĩnh vực mà các hộ trồng cao su tại Nghĩa Đàn tiếp cận đƣợc là : kỹ thuật; vật tƣ, thông tin và tín dụng. Ngƣời dân tại huyện Nghĩa Đàn chủ yếu tiếp cận và đánh giá khá tốt việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật từ nông trƣờng. Một số ít khác tiếp cận kỹ thuật từ công ty cao su nhƣng ngƣời dân cũng không đánh giá cao kỹ thuật nhận đƣợc từ đơn vị này.
Bảng 2.13: Thống kê đánh giá của ngƣời dân đối với các dịch vụ đƣợc cung cấp
Lĩnh vực Nơi cung cấp Đánh giá Rất kém Kém TB Khá Tốt Tổng Kỹ thuật Khuyến nông 0 0 1 4 0 5 Công ty cao su 0 1 3 6 4 14 Nông trƣờng 0 1 15 34 21 71 Tổng 0 2 19 44 25 90 Vật tƣ Công ty cao su 0 3 8 23 20 54 Nông trƣờng 0 0 7 16 13 36 Tổng 0 3 15 39 33 90 Thông tin Báo chí, internet 0 0 7 0 8 15 Ngƣời thu gom 0 0 3 1 0 4 Công ty cao su 0 1 7 6 4 18 Khác 0 0 8 22 23 53 Tổng 0 1 25 29 35 90 Tín dụng Dự án 0 0 9 14 9 32 Ngân hàng 0 2 18 14 24 58 Tổng 0 2 27 28 33 90
Trong lĩnh vực cung cấp vật tƣ, công ty cao su lại nắm vai trò chủ đạo; 54 hộ trên tổng 90 đƣợc điều tra nhận cung cấp vật tƣ từ công ty cao su và phản hồi đánh giá khá tốt về đơn vị cung cấp vật tƣ này. Các hộ còn lại nhận vật tƣ từ nông trƣờng và cũng đánh giá khá tốt về đơn vị này.
Trong lĩnh vực thông tin, đa số ngƣời dân nhận thông tin về thị trƣờng giá cả cao su từ các nguồn khác nhau nhƣ truyền tai nhau, hỏi từ các nguồn khác nhau mà lại không tiếp cận thông tin từ cơ quan có chức năng nhƣ Công ty cao su hay trên các nguồn thông tin đại chúng nhƣ báo chí, internet. Tuy các hộ trồng cao su tƣơng đối hài lòng với các nguồn thông tin tiếp cận đƣợc ở trên nhƣng các cấp chính quyền xã, huyện cần có chủ trƣơng giúp ngƣời dân nhận đƣợc thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo đƣợc tính chính xác của thông tin.
Trong lĩnh vực dịch vụ, ngƣời dân chỉ tiếp cận qua hai nguồn tín dụng là nguồn vốn dự án và ngân hàng. Nhƣng nguồn dự án ngƣời dân tiếp cận với con số không cao 32/90 hộ, mà lại chủ yếu là các dự án đã cũ, nay không còn hoạt động.