Điều kiện thời tiết, khí hậu

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 108)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu

Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23°C, nhiệt độ nóng nhất là 41,6°C, nhiệt độ thấp nhất xuống tới âm 0,2°C

Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.591,7mm, phân bố không đồng đều trong năm. Mƣa tập trung vào các tháng 8, 9, 10; Gây úng lụt ở các vùng thấp dọc sông Hiếu; Mùa khô lƣợng mƣa không đáng kể, do đó hạn hán kéo dài, có năm tới 2 đến 3 tháng.

Trong vụ Đông Xuân, cùng với hạn hán là rét đậm, số ngày có nhiệt độ dƣới 15°C là trên 30 ngày, ảnh hƣởng rất lớn tới sự sinh trƣởng và phát triển của nhiều loại cây trồng và các hoạt động sản xuất.

Ngoài ra gió lào, bão, lốc, sƣơng muối cũng gây tác hại không nhỏ cho nhiều loại cây trồng hàng năm.

2.1.1.4 Thổ nhưỡng

Đất thủy thành: khoảng 17.400 ha(chiếm 24,3%), phân bố tƣơng đối tập trung; trong đó đất nâu vàng phát triển trên vùng phù sa cổ lũ tích 3.610 ha (5%). Phân bố ở Nghĩa Minh, Nghĩa Mai, Nghĩa Lâm, đất dốc tụ thích hợp trồng cây ăn quả có giá trị nhƣ cam, chuối.

Đất địa thành: trên 54.000 ha, phân bố đều khắp toàn huyện, thích hợp nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Là thế mạnh để phát triển lâu dài các ngành kinh tế của huyện.

Đất Feralit đỏ vàng trên đá mắc ma (đất bazan) 13.440 ha(10,5% - trong đó diện tích để trồng cây công nghiệp chỉ khoảng 9.000 ha). Phân bố ở Đông Hiếu, Tây Hiếu, Nghĩa Bình, Nghĩa Tân, Nghĩa An, Nghĩa Liên, Nghĩa Tiến, Nghĩa Yên, Nghĩa Đức, Nghĩa Mai…thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

Đất đen trên đá típ 1.970 ha (2,7%). Phân bố ở Hòn Én (Tây Hiếu), Hòn Tuộc (Đông Hiếu), Công ty CAQ Nghệ An, Công ty Rau quả 19/5. Thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày. Đất đen Cacbonat 2.583 ha (3,5%). Phân bố ở Nghĩa yên, Nghĩa Mai, thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày (nhất là mía).

Đất feralit đỏ vàng trên núi đá vôi 839 ha(1,2%), trên đá phiến thạch và sét 26.873 ha(36,9%).

2.1.1.5 Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 22.674,29 ha chiếm 36,7% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó :

Rừng sản xuất: có diện tích là 18.450,45, chiếm 81,37% diện tích đất lam nghiệp của huyện. Rừng phòng hộ có diện tích 4.223,84 ha, chiếm 18,63 % diện tích đất lâm nghiệp của huyện.

Nghĩa Đàn là huyện miền núi tuy nhiên tài nguyên rừng không phải là thế mạnh của huyện, độ che phủ rừng chỉ đạt khoảng 33,7%. Phần lớn là rừng phục hồi và rừng nghèo, không có rừng giàu nên trữ lƣợng gỗ, tre, nứa của huyện thấp hơn nhiều so với nhiều huyện khác trong địa bàn tỉnh.

2.1.1.6 Thủy văn

Nghĩa Đàn nằm trong lƣu vực sông Hiếu, là nhánh sông lớn của hệ thống Sông Cả, bắt nguồn từ biên giới Việt – Lào qua Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp về Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, gặp sông Cả tại Cây Chanh (huyện Anh Sơn). Sông Hiếu dài 217 km, đoạn chạy qua huyện Nghĩa Đàn dài 44 km (từ ngã ba Dinh đến Khe Đá). Tổng diện tích lƣu vực 5.032 km2. Cùng với Sông Hiếu còn có 48 sông suối lớn nhỏ, trong đó có 5 nhánh chính là Sông Sào dài 34 km, Khe Cái dài 23 km, Khe Hang dài 23 km, Khe Diên dài 16 km, Khe Đá dài 17 km, các sông suối lớn nhỏ có nƣớc quanh năm và địa hình thích hợp tạo cho Nghĩa Đàn nhiều thuận lợi trong công tác đầu tƣ xây dựng nhiều công trình thủy lợi, với trên 100 hồ đập lớn nhỏ có trữ lƣợng hàng trăm triệu m3. Trong đó có 2 công trình lớn là hồ Sông Sào và hồ Khe Đá. Với lợi thế về nguồn nƣớc mặt tạo cho Nghĩa Đàn có thế mạnh triển kinh tế nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và là cơ sở cho việc xây dựng vùng du lịch sinh thái sau trong tƣơng lai.

2.1.1.7 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên khoáng sản của địa bàn có các loại nhƣ sau:

Đá bọt Bazan( làm nguyên liệu phụ gia cho xi măng và xay nghiền đá Puzolan) phân bố chủ yếu ở các xã Nghĩa Mai, Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm và một số xã khác với trữ lƣợng khoảng 70-100 triệu tấn

Mỏ đất sét ở Nghĩa An, Nghĩa Liên, Nghĩa Lộc, Nghĩa Hồng với trữ lƣợng ít, chỉ khoảng trên 1 triệu m3

Mỏ đá vôi ở Nghĩa Tân, Nghĩa Hiếu trữ lƣợng khoảng 45 triệu m3

Mỏ đá xây dựng ở Nghĩa Tân, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Trung, Nghĩa Đức và một số xã lân cận.

Vàng sa khoáng ở sông Hiếu Mỏ than ở Nghĩa Thịnh

Các loại khoáng sản trên đều chƣa đƣợc khảo sát chất lƣợng, trữ lƣợng cụ thể và thực tế khai thác chƣa đáng kể. Nhìn chung, tiềm năng khoáng sản ở Nghĩa Đàn tuy không nhiều nhƣ một số huyện khác nhƣng nếu đƣợc khai thác hợp lý sẽ có tác động nhất định tới phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Tình hình đất đai 2.1.2.1 Tình hình đất đai

Đất đai là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Loại đất và độ phì nhiêu của đất quyết định rất lớn đến năng suất cây trồng. Đây là căn cứ để xác định cây trồng và cơ cấu cây trồng hợp lý.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Nghĩa Đàn là 61.784,87 ha, với diện tích đất khá rộng nhƣng chủ yếu vẫn là địa hình đồi núi nên việc phát triển nông nghiệp gặp khá nhiều khó khăn.

Đất nông nghiệp là 49.823,34 ha chiếm 80,64% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Trong đó đất trồng cây hàng năm là 19.571,72 ha chiếm 31,68% đất toàn huyện, đất trồng cây lâu năm là 7.632,1 ha chỉ chiếm 12,35% diện tích đất toàn huyện. Đất lâm nghiệp là loại đất chiếm nhiều diện tích nhất trong tổng diện tích toàn huyện : 22.302,65 ha chiếm 36,1% tổng diện tích toàn huyện.

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Nghĩa Đàn năm 2011

ĐVT : ha STT Chỉ tiêu Diện tích tỷ lệ %

Tổng diện tích đất tự nhiên 61.784,87 100 I Đất nông nghiệp 49.823,34 80,64 1 Đất sản xuất nông nghiệp 27.203,82 44,03 Đất trồng cây hàng năm 19.571,72 31,68 Đất trồng cây lâu năm 7.632,1 12,35 2 Đất lâm nghiệp 22.302,65 36,10 3 Đất nuôi trồng thủy sản 276,92 0,45 4 Đất nông nghiệp khác 39,95 0,06 II Đất phi nông nghiệp 8.351,89 13,52

1 Đất ở 835,12 1,35

2 Đất chuyên dùng 3.661,48 5,93 3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 7,46 0,01 4 Đất nghĩa trang 350,57 0,57 5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 3.486,76 5,64 6 Đất phi nông nghiệp khác 10,5 0,02 III Đất chƣa sử dụng 3.609,64 5,84 1 Đất bằng chƣa sử dụng 228,39 0,37 2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 2.504,86 4,05 3 Núi đá không có rừng cây 876,39 1,42

( Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của huyện Nghĩa Đàn 2011)

Đất phi nông nghiệp chiếm 8.351,89 ha tƣơng đƣơng với 13,52% tổng diện tích toàn huyện. Trong đó đất ở là 835,12 ha chiếm 1.35% tổng diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng là 3.661,48 ha chiếm 5,93%; Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng là 3486,76 ha chiếm 5,64% diện tích đất toàn huyện.

Trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn có 3.609,64 ha đất chƣa sử dụng chiếm 5,84% tổng diện tích đất toàn huyện. Trong đó diện tích núi đá không có rừng cây là 876,39 ha chiếm 1,42% là loại đất không thể cải tạo đƣợc. Các cấp chính quyền cần chú ý và có phƣơng án tận dụng đƣợc quỹ đất đang bỏ trống này vào sản xuất cao su tiểu điền.

2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Dân số trung bình của huyện Nghĩa Đàn năm 2011 là 133.075 ngƣời chiếm 4,56% so với dân số toàn tỉnh Nghệ An; Trong đó nam 66.365 ngƣời chiếm 49,87%, nữ 66.710 ngƣời chiếm 50,13% nhân khẩu của toàn huyện.

Bảng 2.2 Tình hình dân số của huyện Nghĩa Đàn năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Tỷ lệ % 1. Số hộ hộ 28.772 - 2. Số ngƣời ngƣời 133.075 100 - Nam ngƣời 66.365 49,87 - Nữ ngƣời 66.710 50,13 Dân tộc ngƣời 39.125 -

3. Dân số trong tuổi lao động ngƣời 82.644 - 4. Tổng số lao động lao động 76.601 - 5. Bình quân khẩu/hộ khẩu/hộ 4,63 - 6. Bình quân lao động/hộ LĐ/hộ 2,66 -

( Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2011)

Trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn có 3 dân tộc cùng sinh sống: kinh, thái, thổ; Mật độ dân số tính bình quân là 215 ngƣời/km2; trong đó dân tộc kinh chiếm 70,6%, 2 dân tộc còn lại chiếm 39.125 khẩu tƣơng ứng với 29,4% tổng số nhân khẩu của toàn huyện. Tuy số lƣợng ngƣời dân tộc không lớn nhƣng trình độ văn hóa thấp, tập quán du canh du cƣ cộng thêm vào đó là sự phân biệt giữa ngƣời kinh và ngƣời dân tộc sẽ gây khó khăn lớn cho công tác khuyến nông của huyện trong việc triển khai phát triển cao su tiểu điền đến với đồng bào dân tộc.

Tổng dân số trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi là 82.644 ngƣời chiếm 62,1% tổng dân số, hứa hẹn một nguồn lao động dồi dào trong phát triển nông nghiệp toàn huyện. Trong đó số lao động đang có việc làm trên địa bàn huyện là 76.601 lao động chiếm 57,56% dân số toàn huyện. Huyện Nghĩa Đàn có số nhân khẩu bình quân trên 1 hộ là 4,63 ngƣời, số lao động bình quân trên hộ là 2,66. Vấn đề đặt ra là chính quyền địa phƣơng phải có chính sách tạo công ăn việc làm, tận dụng lao động địa phƣơng để làm giàu trên chính quê hƣơng.

Dân số dự kiến toàn huyện Nghĩa Đàn năm 2015 là 137.350 ngƣời.

81,72%

13,65% 4,62%

LĐ trong lĩnh vực Nông-Lâm-Thủy sản LĐ trong công nghiệp - xây dựng LĐ trong khu vực dịch vụ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động trong các khu vực tại huyện Nghĩa Đàn

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nghĩa Đàn)

Nghĩa Đàn là một huyện nông nghiệp nên số lao động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản là 58.315 chiếm 81,72% tổng lao động. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm 1 tỷ trọng không lớn : 9.742 lao động tƣơng ứng với 13,65% ; Lao động trong khu vực dịch vụ chỉ có 3.300 lao động chiếm 4,62%. Từ sơ đồ trên ta thấy rõ tỷ trọng lao động trong nông – lâm – thủy sản chiếm phần lớn. Nhƣ vậy, để Nghĩa Đàn phát triển kinh tế xã hội cần đẩy mạnh tỷ trọng trong 2 lĩnh vực còn lại là lao động trong công nghiệp-xây dựng và lao động trong khu vực dịch vụ. Nếu phát triển nhiều hơn lực lƣợng lao động đã qua đào tạo này sẽ đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội tại huyện Nghĩa Đàn.

2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng a, Giao thông a, Giao thông

- Có hai trục giao thông chính là đƣờng Hồ Chí Minh đã đƣợc rải thảm giai đoạn 1(đoạn qua Nghĩa Đàn dài 32 km) và quốc lộ 48 (đoạn qua huyện Nghĩa Đàn dài 7 km) đã đƣợc nâng cấp, rải nhựa, cắt dọc, ngang giữa huyện và tỏa ra theo 4 hƣớng.

+ Phía Đông, theo Quốc lộ 48 qua vùng phía Tây Bắc huyện Quỳnh Lƣu, Diễn Châu, gặp Quốc lộ IA tại Yên Lý.

+ Phía Tây, theo Quốc lộ 48 lên cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).

+ Phía Nam, theo đƣờng Hồ Chí Minh qua huyện Tân Kỳ, gặp Quốc lộ 7 ở Khai Sơn huyện Anh Sơn).

+ Phía Bắc, theo đƣờng Hồ Chí Minh ra tỉnh Thanh Hóa.

- Đƣờng Quốc lộ 15A, từ xã Nghĩa Sơn, qua Nghĩa Minh, cắt sông Hiếu tại phƣờng Quang Phong (thị xã Thái Hòa), đi trùng Quốc lộ 48 đến Đông Hiếu, qua Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, sang Tân Kỳ, dài khoảng 23 km, đã đƣợc trải nhựa.

- Tỉnh lộ 545: tiếp nối Quốc lộ 15A tại thị xã Thái Hòa, qua Nghĩa An, Nghĩa Khánh sang huyện Tân Kỳ. Đoạn Nghĩa Đàn dài 18 km, nền đƣờng 6,5 – 7,5 m; mặt đƣờng từ 3,5 – 5,5 m đã đƣợc trải nhựa.

- Đƣờng tỉnh lộ 598 nhƣ một vòng cung thông suốt giữa các xã vùng cao ở vòng ngoài phía Tây – Nam, Tây- Bắc và Đông – Bắc của 3 tiểu vùng, bắt đầu ở Nghĩa Khánh và kết thúc ở Nghĩa Lợi. Toàn tuyến dài khoảng 70 km, hầu hết là đƣờng cấp phối, còn lại đƣợc trải nhựa.

- Có 20 tuyến đƣờng huyện với tổng chiều dài 236,9 km. Các tuyến đƣờng này chủ yếu là đƣờng đất (173,4 km) và đƣờng cấp phối hoặc đƣờng trải đá dăm (53,5 km), chỉ có 10 km thuộc 4 tuyến nối với thị xã Thái Hòa đƣợc cán nhựa tiêu chuẩn 3,5 – 5 kg/m². 100% tuyến đƣờng đạt tiêu chuẩn từ đƣờng cấp 5 đến loại A đƣờng giao thông nông thôn (nền rộng 6,5 m; mặt rộng 5m).

- Ngoài ra trong huyện còn có 17 tuyến đƣờng xã với tổng chiều dài khoảng 89 km, trong đó có 43,2 km đã đƣợc cấp phối, còn lại là đƣờng đất; có 306 tuyến

đƣờng liên thôn tổng chiều dài 802,7 km, gần 50% đang là đƣờng đất. Các tuyến đƣờng liên thông với các trục giao thông chính, tạo mạng lƣới vận chuyển vật tƣ, hàng hóa thông suốt đến hầu khắp các thôn xóm. Nhƣ vậy, với 20 tuyến đƣờng huyện và 17 tuyến đƣờng xã là đƣờng cấp phối hoặc đƣờng đất sẽ tạo nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển mủ cao su từ các vƣờn cao su tới nơi tiêu thụ.

Nhìn chung hệ thống giao thông có trong huyện tƣơng đối đồng bộ, trƣớc mắt đang đƣợc tiếp tục nâng cấp sửa chữa nên khai thác sử dụng tốt; tuy nhiên để tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các tuyến giao thông nói trên đều cần đƣợc nâng cấp lên ở cấp độ mới, nhất là các tuyến đƣờng vào thị trấn huyện.

b, Thủy lợi, nước sinh hoạt

Huyện Nghĩa Đàn có 113 công trình hồ đập, 21 trạm bơm cùng 441 km kênh mƣơng, trong đó đã đƣợc xây dựng kiên cố 210,7 km. Hầu hết các công trình hồ chứa có quy mô nhỏ, dung tích hữu ích dƣới 200.000 m3, năng lực tƣới thiết kế dƣới 40 ha và đƣợc xây dựng những năm 80 về trƣớc của thế kỷ trƣớc. Một số ít công trình có quy mô trên 700.000 m3, nhƣ:

Hồ Sông Sào (Nghĩa Bình), có dung tích 51,42 triệu m3 , là hồ chứa lớn thứ 2 của tỉnh (sau hồ Vực Mấu ở Quỳnh Lƣu). Diện tích tƣới thiết kế 5.562 ha, trong đó tƣới tự chảy 2.285 ha. Hiện tại hệ thống kênh mƣơng chƣa xây dựng xong.

- Hồ Khe Canh (Nghĩa Yên), xây dựng năm 1983 – 1987, dung tích 4,2 triệu m3 , năng lực tƣới thiết kế 300 ha, tƣới thực tế 65 ha.

- Hồ Khe Đá vừa mới đƣợc cải tạo nâng cấp lên 6 triệu m3 , mở rộng thân đập và xây tƣờng chắn sóng bảo vệ đập trong mùa mƣa lũ, công trình này chủ yếu cung cấp nƣớc tƣới cho huyện Tân Kỳ.

Nhìn chung do phần lớn công trình thủy lợi trong huyện là công trình nhỏ, đã xuống cấp, hệ thống kênh mƣơng mới đƣợc xây dựng kiên cố khoảng 167 km (chiếm 37,9%). Tổng diện tích tƣới thực tế khoảng 2.249 ha, mới đạt khoảng 37,3% diện tích so với thiết kế (riêng các công trình hồ chứa hiệu suất tƣới chỉ đạt 34,2% so với thiết kế). Diện tích tƣới chủ yếu là lúa, các cây trồng khác có diện tích đƣợc tƣới không đáng kể.

Nƣớc sinh hoạt nông thôn: Nguồn sinh hoạt chính của huyện đƣợc khai thác từ nguồn nƣớc mặt từ các hồ chứa và nƣớc ngầm qua giếng khơi. Một số cụm dân cƣ có nƣớc tự chảy: Làng Giàn, Làng Cáo (Nghĩa Mai); xóm 13 (Nghĩa Trung); làng Mồn (Nghĩa Lạc)…

Nhìn chung các nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt hầu hết chất lƣợng chƣa thực sự phù hợp với tiêu chuẩn nƣớc sạch theo tiêu chí của ngành Y tế. Nhất là với các cụm dân cƣ còn sử dụng nƣớc ao hồ, rất dễ có nguy cơ nhiễm bẩn thuốc bảo vệ thực vật hoặc do các tạp chất hữu cơ. Trong đó, một vận nạn do tình trạng nguồn nƣớc bị ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra tại xóm 1, 2 xã Nghĩa Trung – là “Vùng báo động đỏ”. Hiện tại toàn huyện hiện có khoảng 62,2% dân số đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh.

2.2 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn

2.2.1 Tình hình sản xuất cao su tại huyện Nghĩa Đàn

Do thị xã Thái Hòa mới bắt đầu tách ra khỏi Huyện Nghĩa Đàn vào năm 2007 nên đề tài chỉ sử dụng số liệu bắt đầu từ năm 2008. Năm 2008 toàn huyện Nghĩa Đàn có 2.067 ha cao su; Diện tích cao su tiếp tục đƣợc tăng lên 2.418 ha vào năm

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 48 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)