Tình hình sản xuất caosu tại huyện Nghĩa Đàn

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 60)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.2.1Tình hình sản xuất caosu tại huyện Nghĩa Đàn

Do thị xã Thái Hòa mới bắt đầu tách ra khỏi Huyện Nghĩa Đàn vào năm 2007 nên đề tài chỉ sử dụng số liệu bắt đầu từ năm 2008. Năm 2008 toàn huyện Nghĩa Đàn có 2.067 ha cao su; Diện tích cao su tiếp tục đƣợc tăng lên 2.418 ha vào năm 2009. Cũng trong năm này, cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới nên gây ảnh hƣởng xấu tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và cao su nói riêng, giá cao su giảm mạnh dẫn đến việc bỏ bê vƣờn cao su và ngừng hẳn việc phát triển diện tích trồng cao su của nông trƣờng cũng nhƣ cao su tiểu điền. Bởi vậy, diện tích cao su trong năm 2009 không tăng mà chỉ dừng ở mức hơn 2.400 ha nhƣ năm 2008.

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất cao su tại huyện Nghĩa Đàn trong giai đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Diện tích (ha) 2.418 2.473 2.710 102,27 109,58 Sản lƣợng ( tấn) 2.205 2.320 2.420 105,22 104,31

Cuối năm 2009 nền kinh tế thế giới đƣợc vực dậy, giá cao su tăng trở lại thúc đẩy ngƣời dân tiếp tục tăng diện tích cao su lên cao. Năm 2011, diện tích cao su tăng hơn so với năm 2010 gần 300 ha, diện tích cao su năm 2011 là 2.710 ha.

Diện tích cao su toàn huyện năm 2009 đạt 2.418 ha, năm 2010 Nghĩa Đàn tăng diên tích lên 2.473 ha, tăng 2,27% so với năm 2009. Năm 2011 Nghĩa Đàn tăng diện tích cao su của toàn huyện lên 2.710 ha, tăng 9,58% so với năm 2010. Sản lƣợng cao su trên địa bàn huyện cũng liên tục đƣợc chú trọng: năm 2009 sản lƣợng cao su đạt 2.205 tấn, năm 2010 sản lƣợng cao su tăng lên 2.320, tăng 5,22% so với năm 2009. Trong năm 2011, sản lƣợng cao su toàn huyện tăng lên 2.420 tấn, tăng 4,31% so với năm 2010. Đây là sự nỗ lực tuyệt vời của nhân dân và chính quyền huyện Nghĩa Đàn trong những năm đầu mới chia tách, gặp nhiều khó khăn trong tất cả mọi công tác.

2.2.2 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn

Cao su đã xuất hiện tại huyện Nghĩa Đàn từ trƣớc khi các tỉnh nhƣ Kon Tum, Đắc Lắc bắt đầu trồng cao su. Nhƣng do không có sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền cũng nhƣ ngƣời dân tại địa phƣơng nên hơn 100 năm sau, cao su Nghĩa Đàn vẫn không phát triển mạnh. Trong những năm gần đây, cao su bắt đầu đƣợc quan tâm đúng mức do chính quyền và ngƣời dân bắt đầu nhận ra khả năng mang lại lợi nhuận cao của nó.

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cao su tiểu điền của huyện Nghĩa Đàn trong gian đoạn 2009-2011

Chỉ tiêu Năm So sánh (%)

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Diện tích (ha) 254,5 300 396,7 118,11 132,17 Sản lƣợng ( tấn) 220 295 400 134,09 135,59

(Nguồn: Báo cáo phát triển cao su tiểu điền huyện Nghĩa Đàn)

Nhƣ chúng ta đã biết Nghĩa đàn là một huyện có bề dày về trồng cây cao su: Từ khi cây cao su đƣợc đƣa vào trồng tại Việt Nam thì Nghĩa Đàn là một trong

những huyện đầu tiên trồng cao su trên cả nƣớc. Tuy nhiên, tốc độ phát triển diện tích và sản lƣợng cao su ở đây lại rất chậm, đặc biệt là cao su tiểu điền. Trong vòng một vài năm gần đây, nhân dân cùng chính quyền huyện Nghĩa Đàn mới nhận ra tiềm năng phát triển kinh tế của cây cao su và thực sự quan tâm đến việc phát triển mạnh cao su nhất là cao su tiểu điền.

Năm 2009 diện tích cao su tiểu điền tại huyện Nghĩa Đàn chỉ đạt 254,5 ha, năm 2010 cao su tiểu điền tăng diện tích của mình lên 300 ha, tăng 18,11% so với năm 2009. Năm 2011, Nghĩa Đàn tiếp tục đẩy mạnh diện tích trồng cao su tiểu điền lên 396,7 ha, tăng thêm 100 ha so với năm 2010. Tuy con số tăng diện tích không nhiều nhƣng đối với 1 huyện miền núi nhƣ Nghĩa Đàn là cả một sự cố gắng lớn. 100 ha tăng lên vào năm 2011 đã đẩy tốc độ tăng trƣởng bình quân của diện tích cao su lên 132,17% so với năm 2010. Nghĩa Đàn không chỉ quan tâm đến việc tăng diện tích để phát triển cao su tiểu điền mà còn chú trọng tới việc tăng năng suất khai thác mủ cao su tiểu điền trên địa bàn huyện. Tăng năng suất kết hợp với tăng diện tích đã làm cho sản lƣợng khai thác mủ cao su tiểu điền tăng dần theo từng năm. Năm 2009 sản lƣợng cao su huyện Nghĩa Đàn đạt 220 tấn, năm 2010 sản lƣợng tăng lên 295 tấn, tăng 34,09% so với năm 2009. Năm 2011 cao su tiểu điền đƣa sản lƣợng của mình lên 400 tấn, tăng 105 tấn so với năm 2010, tốc độ tăng trƣởng đạt 135,59%.

Xem xét tổng thể cả hai bảng 2.4 và 2.5 ta nhận thấy trong 3 năm 2009-2011, phần lớn diện tích cao su tăng đều tập trung vào cao su tiểu điền. Điều này cho thấy, cao su tiểu điền đã thực sự giành đƣợc chỗ đứng trong lòng ngƣời dân trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế địa phƣơng. Đây là hƣớng đi đúng đắn mà huyện Nghĩa đàn chọn lựa và đang từng bƣớc thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn huyện.

* Phƣơng án chuyển đổi các loại cây trồng khác sang trồng cao su

Bảng 2.5: Phƣơng án chuyển đổi các loại đất khác sang trồng cao su

ĐVT: ha

Hạng mục

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp Cam Cà phê Mía Dứa Cây

khác

1. Giai đoạn 2010-2015 238 535 0 0 410 500 2. Giai đoạn 2016-2020 0 0 800 10 39 0

Tổng 238 535 800 10 449 500

(Nguồn: Đề án phát triển cao su tiểu điền huyện Nghĩa Đàn)

Trong năm 2008-2009 huyện Nghĩa Đàn đã chuyển đổi và trồng cao su trên các loại đất nhƣ sau: Đất trồng cà phê 54 ha, đất lâm nghiệp 193 ha và các loại đất khác 104 ha. Huyện Nghĩa Đàn đã bắt đầu đánh giá đúng tiềm nắng phát triển của cao su nên tiếp tục đẩy mạnh phát triển diện tích trồng cao su trên toàn huyện.

Trong khoảng thời gian từ năm 2010- 2020 huyện Nghĩa Đàn đã lên kế hoạch cụ thể để chuyển đổi đất trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sàn trồng cây cao su nhằm tăng thu nhập cho ngƣời dân.

Giai đoạn đầu từ năm 2010-2015 huyện có chủ trƣơng chuyển đổi đất trồng cam 238 ha, đất trồng cà phê 535 ha và các loại đất trồng cây khác 410 ha đặc biệt chuyển đổi 500 ha đất trồng cây lâm nghiệp sang trồng cao su. Đây là giai đoạn chính trong phƣơng án chuyển đổi sang đất trồng cao su. Giai đoạn 2 là giai đoạn bổ sung thêm vào giai đoạn 1 gồm 800 ha trồng mía và 10 ha trồng dứa. Nếu thực hiện tốt đƣợc điều này, huyện Nghĩa Đàn trong 10 năm nữa có có sự phát triển kinh tế xã hội vƣợt bậc.

* Quy hoạch diện tích trồng cao su đến năm 2020 của huyện Nghĩa đàn 2710 3000 3200 3399 3599 4950 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2011 2012 2013 2014 2015 2020 Năm Ha Diện tích (ha)

Biểu đồ 2.2: Quy hoạch diện tích trồng cao su huyện Nghĩa Đàn tới năm 2020 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Đề án phát triển cao su huyện Nghĩa Đàn)

Trong vòng 10 tới huyện Nghĩa Đàn đang cố gắng phát triển gấp đôi diện tích trồng cao su hiện có của mình. Năm 2020 huyện dự kiến sẽ đƣa diện tích trồng cao su của toàn huyện lên 4.950 ha. Để thực hiện đƣợc điều này, huyện Nghĩa Đàn sẽ phải giúp các hộ trồng cao su nhận thức đƣợc thế mạnh của cây cao su đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi để ngƣời dân phát triển các vƣờn cao su của họ.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 60)