Tình hình sản xuất caosu của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 63)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

2.3Tình hình sản xuất caosu của các hộ điều tra

2.3.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

Đề tài đã tiến hành điều tra 90 hộ gia đình có diện tích cao su đã đƣa vào khai thác trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Cây cao su đƣợc đƣa vào trồng từ năm 1993 nhƣng ban đầu quy mô trên địa bàn còn nhỏ lẻ, ít hộ tham gia. Trong khoảng 10 năm trở lại đây ngƣời dân bắt đầu nhận thấy giá trị to lớn của cây cao su nên nông dân trên huyện Nghĩa Đàn đã bắt đầu ồ ạt trồng cao su.

Độ tuổi bình quân của chủ hộ trồng cao su tiểu điền là 46,6 tuổi. Đây vừa là ƣu điểm đồng thời cũng là nhƣợc điểm trong quá trình trồng cao su. Ƣu điểm là ở chỗ khi tuổi đời của các chủ hộ càng cao thì kinh nghiệm của các chủ hộ đúc rút

đƣợc càng nhiều. Nhƣợc điểm là do tuổi đời của các chủ hộ cao nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhanh chóng, đồng thời với tuổi đời cao sẽ khiến nhiều hộ bảo thủ trong cách chăm sóc và khai thác cây cao su.

Bảng 2.6: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra tại huyện Nghĩa Đàn năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng 1. Số hộ điều tra hộ 90

2. Độ tuổi bình quân năm 46,6 3. Số lao động bình quân/hộ lao động 2,33 4. TĐHV bình quân lớp 9,15 5. Diện tích đất bình quân/hộ ha 1,33 - Diện tích cao su ha 1,14 - Diện tích khác ha 0,19 6. Tham gia tập huấn

- Có - Không

% 100

0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

Tuổi đời lớn cùng với trình độ văn hoá không cao (lớp 9,15) sẽ là một rào cản cực lớn trong việc tăng năng suất khai thác mủ cao su bằng các công nghệ mới. Nhƣ vậy, để chủ hộ có thể tiếp thu đƣợc các kỹ thuật mới trong chăm sóc và khai thác mủ cao su, khuyến nông cùng các ngành có chức năng tại địa phƣơng phải kiên trì tập huấn cho ngƣời dân mà còn phải vận động, khuyên bảo để ngƣời dân có thể yên tâm sử dụng các công nghệ, kỹ thuật mới.

Diện tích đất canh tác bình quân của 1 hộ điều tra tại huyện Nghĩa Đàn là 1,33 ha. Đây không phải là một diện tích lớn nhƣng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn thì đây là một diện tích phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Do cao su tiểu điền mới bắt đầu đƣợc trồng từ sau năm 1990, trong khi cao su đại điền đã đƣợc trồng từ rất lâu nên diện tích giành cho cao su tiểu điền hầu hết đều nhỏ, lẻ và manh mún. Theo số liệu điều tra, diện tích trồng cao su bình quân trên hộ là 1,14, đây là một con số khá

nhỏ so với cao su tiểu điền của các tỉnh khác, đồng thời với diện tích này cũng gây rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Số lao động bình quân 1 hộ là 2,33 lao động, đây là con số hạn chế cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong việc trồng và khai thác cao su. Điều này gây ảnh hƣởng trực tiếp tới năng suất và giá trị thu hoạch mủ cao su: khi số lao động trong nhà quá ít, không đủ để tự sản xuất thì ngƣời dân sẽ phải thuê lao động nhất là vào lúc thu hoạch nhƣng do tâm lý của ngƣời dân lấy công làm lời nên rất ít khi chủ động thuê thêm lao động. Ngƣời dân sẽ tự huy động ngƣời nhà để làm thậm chí sử dụng cả những lao động chƣa đến tuổi hoặc chƣa qua đào tạo. Số lƣợng lao động ít, cộng thêm việc lao động chƣa có kinh nghiệm hoặc chƣa đủ tuổi dẫn đến quá trình chăm sóc và khai thác mủ không đạt yêu cầu, năng suất mủ thu hoạch kém.

Trong tổng số 90 hộ đƣợc điều tra thì 100% tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cao su đầy đủ. Điều này chứng tỏ ngƣời dân đã tự ý thức đƣợc tầm quan trọng của các buổi tập huấn ảnh hƣởng trực tiếp tới năng suất thu hoạch của cao su. Tuy nhiên nếu so với mức năng suất và sản lƣợng cao su đạt đƣợc của toàn huyện thì rõ ràng các chƣơng trình tập huấn chƣa thực sự đem lại đƣợc kết quả tốt nhất.

Ngoài ra, do hầu hết các hộ điều tra đều có thu nhập thấp trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên không có điều kiện để đầu tƣ, họ vẫn chƣa mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ. Điều này làm ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả sản xuất cao su của các hộ sau này.

Ta có tổng diện tích cao su của các hộ điều tra là 119,6 ha trên tổng số 90 hộ nghiên cứu, tất cả vƣờn cây điều tra ở trên đều đã bƣớc vào thời kỳ kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho các hộ trồng cao su. Theo số liệu điều tra, diện tích đất canh tác cao su bình quân của mỗi hộ là 1,14 ha, diện tích này khá nhỏ, không mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, ngoài ra diện tích còn bị chia cắt thành nhiều mảnh khá manh mún, đây cũng là một trở ngại lớn cho ngƣời dân trong công tác chăm sóc và thu hoạch.

2.3.2 Kết quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra năm 2011 2.3.2.1 Kết quả sản xuất cao su của các hộ điều tra năm 2011

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 63)