5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
3.2.4 Giải pháp về khuyến nông
Qua thực tế điều tra, lao động chủ yếu của các hộ cao su tiểu điền là lao động gia đình, bao gồm cả lao động chính và phụ tận dụng. Cao su là cây lâu năm, đòi hỏi kỹ thuật cao trong suốt cả thời kỳ KTCB và thời kỳ khai thác. Trong khi đó lao động gia đình của các hộ có trình độ văn hoá thấp, kinh nghiệm sản xuất cao su chƣa có, chƣa qua lớp đào tạo kỹ thuật cơ bản, kinh nghiệm có đƣợc chủ yếu tự học hỏi lẫn nhau. Vì vậy, chất lƣợng vƣờn cây kém, mật độ không đồng đều, khai thác không đúng quy trình làm cho năng suất mủ thấp, tuổi thọ vƣờn cây thấp, chu kỳ kinh doanh cây cao su bị rút ngắn. Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Chính vì thế, để phát huy lợi thế của lực lƣợng lao động tại địa phƣơng cần có giải pháp cụ thể sau:
- Cần khuyến khích các hộ tự giác tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, cung cấp thông tin cần thiết và giải đáp những thắc mắc của họ. Định kỳ cán bộ khuyến nông phải kiểm tra thực tế vƣờn cao su của từng hộ để hƣớng dẫn và đánh
giá khả năng ứng dụng kiến thức đã đƣợc học và tập huấn của từng hộ vào thực tiễn sản xuất cao su.
- Hƣớng dẫn nông dân lựa chọn hình thức canh tác phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và vốn của họ. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo lao động, đặc biệt là lao động khai thác mủ cao su bắt buộc phải qua lớp học cạo mủ, tổ chức lớp tập huấn, tham quan trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho các chủ hộ và ngƣời lao động.
- In các tờ rơi, các ấn phẩm nhỏ dễ mang theo phát miễn phí cho các hộ trồng cao su tiểu điền, giúp các hộ nắm rõ những kỹ thuật chăm sóc và khai thác cơ bản.
- Cần thƣờng xuyên bồi dƣỡng, xây dựng các hộ sản xuất cao su điển hình về quy mô diện tích, chất lƣợng và năng suất vƣờn cây, đặc biệt là việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cao su, làm mô hình tham quan học hỏi sống động cho các hộ trồng cao su tiểu điền trong cả vùng học tập và thực hiện theo.
- Mở các lớp tập huấn theo từng giai đoạn sinh trƣởng của cây cao su, nên mở lớp tập huấn vào đầu hai thời kỳ: thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh vì vào đầu những thời kỳ này yêu cầu kỹ thuật rất cao và có tầm ảnh hƣởng lớn đến kết quả của cả quá trình sản xuất.
- Đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Nghĩa Đàn chiếm khoảng 1/3 dân số nên cần tạp điều kiện đào tạo một số cán bộ khuyến nông chủ chốt nhằm hƣớng dẫn cụ thể cho đồng bào dân tộc, giúp các hộ dân tộc hiểu rõ đƣợc lợi ích khi chăm sóc và khai thác mủ cao su đúng quy trình.
- Trong quá trình đào tạo phải cho ngƣời dân tiếp xúc đƣợc với thực tế, thực hiện phƣơng thức “Cầm tay chỉ việc” cho ngƣời dân, tạo cho họ tâm lý phải làm đúng quy trình kỹ thuật nhƣ một thói quen để tránh hiện tƣợng xem nhẹ kỹ thuật, chỉ thấy lợi ích trƣớc mắt mà không để ý đến lợi ích lâu dài của vƣờn cây.
Trên đây là những biện pháp cụ thể dựa trên những khó khăn, những thiếu sót của các hộ gia đình, qua quá trình điều tra tại địa phƣơng chúng tôi thiết nghĩ cần thực hiện để có kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.