Quan niệm về phát triển caosu

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 26)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.4Quan niệm về phát triển caosu

Dựa trên cơ sở lý luận về phát triển kinh tế, chúng ta có quan niệm phát triển cây cao su là sự gia tăng về quy mô, số lƣợng và sự tiến bộ về cơ cấu cây trồng, cơ cấu chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã hội. Nhƣ vậy, phát triển cây cao su bao hàm cả sự biến đổi về diện tích, năng suất, sản lƣợng, kỹ thuật.

- Sự phát triển về diện tích trong sản xuất cao su thông qua khai hoang, phục hóa đất chƣa sử dụng hoặc đất cằn cỗi. Diện tích trồng cao su tăng lên khiến gia tăng khối lƣợng sản phẩm cao su sản xuất, gia tăng tổng giá trị sản xuất cao su, gia tăng lƣợng hàng hóa cao su, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.v.v.

- Sự phát triển sản xuất cao su về năng suất mủ khai thác là nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, tăng lƣợng mủ khai thác của từng ha. Từ đó làm tăng sản lƣợng sản xuất cao su, tăng tổng giá trị sản xuất cao su, đồng thời gia tăng sự đóng góp sản xuất cao su cho kinh tế xã hội của địa phƣơng.

- Phát triển các khoa học công nghệ ứng dụng trong chăm sóc và khai thác vƣờn cao su. Sử dụng các công nghệ, máy móc tiên tiến sẽ làm giảm thời gian lao động của ngƣời dân đồng thời khả năng sinh trƣởng và phát triển của vƣờn cây đạt mức tốt nhất, rút ngắn thời gian KTCB và vƣờn cây sẽ đạt mức năng suất cao. Điều này tác động trực tiếp sản lƣợng cao su và tổng giá trị sản xuất cao su.

- Tăng chất lƣợng lao động tại vƣờn cây tức là đào tạo lao động chăm sóc và khai thác vƣờn cây. Lao động trực tiếp có thể hiểu đƣợc tập tính sinh trƣởng, phát triển của cây cao su, nắm bắt đƣợc kỹ thuật về chăm sóc và khai thác sao cho trong

quá trình làm việc luôn giúp vƣờn cây ở trạng thái tốt nhất. Điều này sẽ làm gia tăng sản lƣợng mủ cao su khai thác và tăng giá trị sản xuất cao su.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 26)