Giải pháp về quy hoạch đất đai

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 85)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.2.1 Giải pháp về quy hoạch đất đai

Từ kết quả nghiên cứu ta thấy diện tích trồng cao su tiểu điền bình quân của cả 3 xã là 1,14 ha thậm chí có nhiều hộ chỉ có khoảng 0,5 ha cao su, đây là một diện tích khá nhỏ nên gặp nhiều hạn chế trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, theo dõi và chăm sóc cây cao su trong thời kỳ KTCB và kinh doanh đồng thời khi diện tích cao su quá nhỏ sẽ làm cho các nguồn lực đầu tƣ vào không thu lại đƣợc giá trị lớn nhất. Cao su là cây kinh tế kỹ thuật đặc thù, đòi hỏi sản xuất phải tập trung và có quy mô diện tích tƣơng đối lớn. Trong điều kiện nguồn lực tự có (vốn, lao động, kỹ thuật) của các chủ hộ và nguồn vốn giúp đỡ khác của nhà nƣớc thì quy mô diện tích cao su mang lại năng suất và hiệu quả nhất lớn hơn 1 ha. Các hộ có nguồn lực sản xuất, trình độ học cao, am hiểu khoa học kỹ thuật, có ý chí làm giàu thì quy mô diện tích càng lớn và hiệu quả sản xuất càng cao. Quy hoạch đất đai tại huyện Nghĩa Đàn cần có những giải pháp sau:

- Chính quyền huyện xem xét từng nhu cầu về mở rộng và chuyển nhƣợng đất trồng cao su của từng hộ, lên danh sách và sắp xếp cho các hộ đƣợc bán, chuyển nhƣợng sao cho đảm bảo cho từng hộ đều có diện tích đất cao su lớn và tập trung.

- Xem xét các khu vực đất hoang hóa, đất chƣa sử dụng giao lại cho các hộ có nhƣ cầu mở rộng đất trồng cao su nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho các hộ này cải tạo lại các khu vực đất đã đƣợc phân chia.

- Tổ chức giải quyết vấn đề sở hữu, chủ quyền đất cho các hộ còn thiếu giấy tờ, giúp các hộ yên tâm đầu tƣ vào sản xuất.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 84 - 85)