Năng suất của caosu tiểu điền

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)

5. BỐ CỤC LUẬN VĂN

1.7.2.Năng suất của caosu tiểu điền

Nếu chỉ phát triển diện tích cao su trên cả nƣớc mà không chú ý tới việc tăng năng suất mủ cao su trên một ha thì sẽ khiến sản lƣợng mủ cao su tăng không đáng kể. Việc phát triển diện tích phải luôn song song với việc tăng năng suất khai thác mủ cao su. Hiện nay năng suất mủ cao su của tiểu điền con thấp so với đại điền. Điều này xảy ra là do nhiều nguyên nhân trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu nhƣ sau :

- Cao su tiểu điền chỉ mới xuất hiện từ sau năm 1990 và bắt đầu phát triển ồ ạt trong mấy năm gần đây. Do vậy tuổi cây cao su tiểu điền hầu hết chƣa bƣớc vào chu kỳ khai thác sung mãn nhất của cây cao su. Điều này dẫn đến việc năng suất khai thác mủ của cao su tiểu điền thấp hơn hẳn so với cao su đại điền.

- Các hộ trồng cao su tiểu điền luôn đi sau về kỹ thuật trồng mới, chăm sóc vƣờn cây cao su trong thời kì KTCB. Tổng công ty cao su Việt Nam có hẳn một viện nghiên cứu chuyên ngành chuyên về lại tạo giống và các biện pháp thâm canh. Viện này lại có sự hợp tác chặt chẽ với viện nghiên cứu cao su quốc tế nên đã thâu lƣợm, đúc rút đƣợc hầu hết các kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nƣớc trên thế giới. Cao su tiểu điền tất nhiên đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ các thành quả của viện này và hƣởng lợi gián tiếp qua các các công ty quốc doanh nhƣng đều đi sau. Lấy ví dụ: giai đoạn 1991-1995 giống pb235, giống có năng suất khá nhất thời bấy giờ đã đƣợc trồng 47,5% diện tích của công ty cao su, năm 2004 giống này đã gần nhƣ không còn trong vƣờn cây của công ty nhƣng trong cao su tiểu điền

giống này đang hiện diện tới 38%, là giống chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các giống.

- Do hạn chế về đất đai, vốn liếng: So với cao su tiểu điền, cao su đại điền không những đất tốt hơn, màu mỡ hơn, bằng phẳng hơn mà còn thuận tiện giao thông hơn. Điều đó là tất nhiên vì sau năm 1975, các công ty cao su quốc doanh nhanh chóng phát triển, còn cao su đại điền phải đến thời kỳ đổi mới mà chủ yếu là sau năm 1990. Quỹ đất có hạn nên đất của cao su tiểu điền xƣơng xẩu hơn, xa hơn và sâu hơn. Vì đất không tốt, không thuận tiện bằng nên 1 số vƣờn cây cao su tiểu điền không thể áp dụng đƣợc các biện pháp thâm canh nhƣ cao su đại điền. Ngoài ra, ít vốn liếng, thủ tục tín dụng khó khăn cũng là một gánh nặng cho cao su tiểu điền. Và những năm 1999-2000, khi giá bán mủ cao su xuống xấp xỉ giá thành, nhiều vƣờn cao su tiểu điền bị bỏ mặc, không có tiền chăm sóc. Việc bê trễ do thiếu vốn đã làm cho vƣờn cây bị xuống thấp và còi cọc, phát triển kém, kéo dài thời gian KTCB, không phát huy đƣợc đặc tính giống.

- Cách thức khai thác của ngƣời dân: cũng vì khó khăn về vốn liếng và bức bách của cuộc sống thƣờng nhật nên đã có nhiều vƣờn cây cao su bị khai thác quá mức khi giá cao su trở lại và ở mức cao. Hiện nay, hầu hết các vƣờn cây đều cạo theo chế độ S2 D2 (cạo nửa miệng, 2 ngày cạo 1 lần), thậm chí là S2 D1 (cạo nửa miệng, ngày nào cũng cạo). Nhƣ vậy sẽ dẫn đến vƣờn cây nhanh chóng bị suy sụp, tỷ lệ cây mất mủ cao và thời gian khai thác bị rút ngắn lại

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển cao su tiểu điền huyện nghĩa đàn, tỉnh nghệ an (Trang 44 - 45)