Pháp luật cho phép chuyển giao đối với nhãn hiệu đã đƣợc nộp đơn đăng ký bảo hộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng li xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 37 - 38)

đơn đăng ký bảo hộ

Đối với việc thay đổi quyền sở hữu của nhãn hiệu trong một cuộc sáp nhập, mua lại, yêu cầu cơ bản để thiết lập quyền sở hữu hợp pháp được đặc biệt bảo vệ bởi luật liên bang. Việc chuyển giao không chỉ dành riêng cho nhãn hiệu đã đăng ký mà còn dành cho nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký bảo hộ nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ.

Đạo luật Lanham quy định cụ thể về tính thiện chí đi kèm với nhãn

hiệu gắn liền với hoạt động chuyển giao nhãn hiệu. Mục 10 của Đạo luật Lanham có nói: Nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc nhãn hiệu mà đơn xin đăng

ký đã được nộp đều có thể chuyển nhượng được cùng với tồn bộ giá trị của nhãn hiệu của doanh nghiệp mà tại đó các nhãn hiệu từng được sử dụng hoặc cùng với chất lượng của các doanh nghiệp liên kết với việc sử dụng và biểu tượng hay dấu hiệu này.

Những nỗ lực chuyển giao nhãn hiệu hàng hóa mà khơng bảo đảm các giá trị đi kèm nhãn hiệu đều bị coi là không hợp pháp. Đối với nhãn hiệu có ý định sử dụng, Đạo luật Lanham cho phép những đơn đăng ký nhãn hiệu trên cơ sở thiện chí một nhãn hiệu có ý định sử dụng trong tương lai. Đạo luật Lanham có quy định đặc biệt rằng những nhãn hiệu đang sắp được sử dụng này cũng có thể được chuyển giao, nhưng áp đặt yêu cầu cụ thể hạn chế các trường hợp có thể gây ra chuyển giao khơng hợp lệ. Về cơ bản Đạo luật này quy định cho chuyển giao nhãn hiệu đã được sử dụng (cùng với việc nộp Bản Công bố sử dụng cho Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ) hoặc toàn bộ doanh nghiệp cùng với đơn đăng ký nhãn hiệu sắp sử dụng cũng được chuyển giao trước khi việc chuyển giao có hiệu lực. [5]

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng li xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)