- Hồn thiện các quy định về góp vốn vào doanh nghiệp bằng giá trị quyền SHCN
Quy định cụ thể về thủ tục, cách thức góp vốn vào doanh nghiệp bằng giá trị quyền SHCN, đặc biệt là phương pháp tính giá trị “tài sản”. Cần mở rộng phạm vi của Dự thảo Thơng tư của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện góp vốn và nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu. Do các chủ thể có thể góp vốn khơng chỉ bằng giá trị quyền sử dụng nhãn hiệu mà có thể chuyển nhượng nhãn hiệu nên Thông tư cần quy định cả trường hợp chuyển nhượng. Cần bổ sung trong dự thảo Thông tư các nội dung liên quan đến trường hợp bên góp vốn bị phá sản, hiệu lực văn bằng bảo hộ chấm dứt, hủy bỏ nhãn hiệu…
Ở Việt Nam, pháp luật về phá sản khơng có quy định về số phận hợp đồng chuyển giao quyền SHCN trong trường hợp bên chuyển giao là doanh nghiệp bị phá sản bởi vì cho tới nay thực tiễn này chưa xảy ra ở Việt
Nam.Tuy nhiên, trong tương lai, khi các hoạt động kinh doanh ngày càng phát
triển, thì các tranh chấp giữa bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao trong trường hợp bên chuyển giao phá sản có thể xảy ra và pháp luật phải dự liệu được tình huống này. [26]
- Hồn thiện các quy định về hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo hướng cân đối giữa vai trò quản lý của Nhà nước và sự đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng
Chi tiết hóa những nội dung cần thiết hoặc các yêu cầu đối với các yêu cầu đối với những điều khoản quan trọng trong hợp đồng chuyển giao quyền SHCN nói chung. Những nội dung này có thể học tập các quy định của Pháp.
- Xây dựng hướng dẫn chi tiết phương thức xác định giá trị nhãn hiệu
Bỏ quy định mức giá trần và giá sàn trong hợp đồng chuyển giao quyền
SHCN nói chung. Theo quy định tại Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2005 và điều
11 Luật Thương mại năm 2005, Nhà nước tôn trọng quyền tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận của các bên. Do đó vê mức giá thỏa thuận trong hợp đồng chuyển quyền SHCN đối với nhãn hiệu, Nhà nước nên để các bên tự thỏa thuận như hiện nay, không nên quy định thêm về mức giá trần hay giá sàn cần đạt được để tránh việc can thiệp làm hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên. [7] Tức là các doanh nghiệp có tồn quyền thỏa thuận về giá cả trong các giao dịch liên quan đến các tài sản sở hữu trí tuệ nói chung. Tuy nhiên, đặc thù của nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế đang trong q trình chuyển đổi, trong đó, số lượng các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và các doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước là tương đối lớn. Nhiều doanh nghiệp trong số đó có quy mơ và tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, có bề dày hoạt động kinh doanh trên thị trường và do đó sở hữu những tài sản trí tuệ có giá trị lớn, những nhãn hiệu lớn ở Việt Nam (ví dụ: VINASHIN, FPT, VIETCOMBANK, VINACONNEX, SABECO…) và do đó Nhà nước cần có những cơ chế hữu hiệu để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình trong các doanh nghiệp này. Tùy theo những mục đích cụ thể mà Nhà nước có thể quy định
những cách thức, phương pháp định giá nhãn hiệu cũng như các tài sản vơ
hình khác nhằm đạt được những mục tiêu được đặt ra.