- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trinh đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền
Trong thời gian qua, các quy định về hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng
hóa đã dần hoàn thiện và phù hợp hơn với các quy định quốc tế. Tuy vậy,
thực tế hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hiện nay diễn ra hết sức sơi động và khó dự đốn. Những hình thái mới của các dấu hiệu đã được sử dụng làm nhãn hiệu hay những mơ hình kinh doanh, chuyển giao nhãn hiệu mới có
nhiều điều kiện để ra đời trên thực tế. Đồng thời quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ, các cá nhân, tổ chức khơng chỉ có nhu cầu giao kết hợp đồng chuyển giao quyền SHCN đối với nhãn hiệu trong
phạm vi quốc gia mình mà cịn có nhu cầu được tham gia hoạt động chuyển
quyền ở phạm vi quốc tế.
Trong điều kiện cạnh tranh thị trường giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn ra gay gắt, các doanh nghiệp hiện nay đã ý thức được tầm quan trọng của việc li- xăng nhãn hiệu trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Số liệu thống kê cho thấy, hồ sơ đăng ký hợp đồng li- xăng nhãn hiệu trong
những năm gần đây gia tăng nhanh chóng. Áp lực về số lượng hồ sơ đăng ký q lớn là ngun nhân chính gây ra tình trạng tồn đọng hồ sơ.
Biện pháp được coi là quan trọng nhất hiện nay nhằm giải quyết triệt để
tình hình ứ đọng hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là đơn giản hóa thủ tục hành chính đăng ký hợp đồng sử dụng, kết hợp với việc số hóa các cơ sở thơng tin dữ liệu về nhãn hiệu tại Việt Nam, đảm bảo phục vụ tốt nhất công tác tra cứu, kiểm tra, kiểm soát. Hiện nay việc nộp đơn trực tuyến chỉ áp dụng cho các đơn đăng ký bảo hộ và chưa áp dụng cho việc đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền. Do đó, cần thiết phải tận dụng sự phát triển của hệ thống, ứng dụng CNTT vào việc đăng ký hợp đồng li- xăng.
Nghiên cứu phát triển hệ thống nộp đơn điện tử trực tuyến một cách hệ thống và bài bản, xem xét các bài học kinh nghiệm từ việc triển khai của các
nước bạn và từ chính hệ thống nộp đơn điện tử phi trực tuyến, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người đăng ký, đặc biệt là các cá nhân, tổ chức ở vùng xa.
Ngồi ra, có thể cân nhắc về việc lập nhiều điểm thu nhận và xử lý hình thức đơn đăng ký trên cả nước, sau khi xử lý xong sẽ chuyển lại cho Cục
SHTT để xử lý. Các quyết định cấp GCN đăng ký hợp đồng li- xăng nhãn
hiệu hàng hóa sẽ được chuyển cho cả người đăng ký và địa điểm nhận đăng
ký, từ đó địa điểm nhận đăng ký sẽ cấp GCN đăng ký hợp đồng cho người
nộp đơn, giảm khối lượng công việc cho Cục SHTT. Để áp dụng phương
pháp này cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ có năng lực, đồng thời quy định thống nhất về sử dụng con dấu và hiệu lực pháp lý của GCN, quy định cụ thể về quyền hạn của điểm tiếp nhận đơn.
Ngoài ra, chúng ta cần xây dựng hoặc tận dụng một hệ thống cơ sở dữ liệu truy cứu thông tin về kinh tế, kinh doanh, kiểm tra tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng, rút ngắn thời gian thẩm định hình thức và nội dung đơn
đăng ký, như tự động tra cứu về sự tồn tại của bên li- xăng và bên nhận li-
xăng. Để thực hiện các biện pháp trên, địi hỏi một nguồn tài chính lớn. Để tránh tạo thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đề tài đề xuất tìm kiếm vốn đầu tư, sử dụng hiệu quả nguồn vốn để phát triển nền tảng công nghệ thông tin, tư vấn về SHTT, giảm thiểu tỉ lệ sai sót khi nộp đơn.
- Rút ngắn thời hạn xét duyệt đơn đăng ký chuyển giao quyền SHCN
Thời hạn xét duyệt đơn đăng ký chuyển giao quyền SHCN hiện nay khoảng 2 tháng (sau đó mất thêm 2 tháng để đợi cấp GCN). Khoảng thời gian
này là tương đối lớn. Tuy nhiên, sau khi triển khai hệ thống nộp đơn điện tử
phi trực tuyến và tiến tới nộp đơn trực tuyến, thời gian tiếp nhận hồ sơ chắc chắn được rút ngắn. Thêm vào đó, cơ sở dữ liệu để cán bộ Cục SHTT tra cứu, kiểm tra về tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng ngày càng phong phú hơn do có thư viện điện tử về thông tin SHTT. Đồng thời, các chương trình
đào tạo của Cục SHTT dành cho cán bộ nhân viên của mình về nghiệp vụ trong quá trình xử lý đơn và các lớp huấn luyện sử dụng hệ thống nộp đơn trực tuyến và phi trực tuyến, cũng như kỹ năng khai thác hệ thống thông tin
SHTT.