Việc chuyển giao chỉ áp dụng với nhãn hiệu đã đăng ký

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng li xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 39 - 40)

Thứ nhất, việc li- xăng nhãn hiệu hàng hóa được thể hiện đối với nhãn

hiệu đã được đăng ký. Luật nhãn hiệu năm 2013 đã đề cập đến trường hợp li- xăng nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký. Điều này cho thấy, những nhãn hiệu

chưa đăng ký thì khơng thể là đối tượng của những hợp đồng li- xăng nhãn

hiệu hàng hóa.

Thứ hai, việc đăng ký li- xăng hãn hiệu hàng hóa tại Văn phịng Nhãn

hiệu Quốc gia là điều kiện bắt buộc đối với các bên trong hợp đồng li- xăng

nhãn hiệu hàng hóa. Nói cách khác, sau khi giao kết hợp đồng, bên nhận li- xăng phải tiến hành đăng ký việc này với Văn phòng Nhãn hiệu Quốc gia. Các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng chỉ có thể có hiệu lực nếu Văn phòng

Nhãn hiệu Quốc gia phê chuẩn việc li- xăng đó và kể từ thời điểm việc li-

xăng được Văn phòng Nhãn hiệu Quốc gia cơng bố thì bên nhận li- xăng mới có quyền độc quyền khai thác và sử dụng đối với nhãn hiệu đã được chuyển

giao. Như vậy, đối với hệ thống pháp luật Trung Quốc, việc đăng ký li- xăng nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là nhằm bảo vệ chống lại hành động của bên thứ ba, thì lại được coi là hiệu lực của hợp đồng.

Thứ ba, hệ thống pháp luật Trung Quốc khơng quy định cụ thể về hình

thức của hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa. Cả Luật Nhãn hiệu 2013 và các quy định về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán nói riêng trong Luật Hợp đồng Trung Quốc cũng không đưa ra một quy định cụ thể về hình thức hợp đồng. Do đó, hình thức của hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa có thể được hiểu khơng phải là một điều kiện hiệu lực đối với loại hợp đồng này.

Tuy nhiên, trên thực tế là việc hợp đồng li- xăng nhãn hiệu hàng hóa phải

đăng ký với Văn phịng Nhãn hiệu Quốc gia, thì có thể ngầm hiểu là hợp đồng phải được lập bằng văn bản.

Thứ tư, việc li- xăng nhãn hiệu đã được đăng ký dẫn đến việc li- xăng

những nhãn hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký thuộc quyền sở hữu của bên li- xăng. Quy định này sẽ đảm bảo được quyền lợi của bên nhận li- xăng, bởi nếu những nhãn hiệu giống và tương tự với nhãn hiệu được chuyển giao mà khơng được chuyển giao thì sẽ có thể dẫn đến tình trạng

vi phạm từ phía bên li- xăng từ việc sử dụng những nhãn hiệu giống hoặc

tương tự với nhãn hiệu được li- xăng. Điều này có thể sẽ gây khó khăn cho

các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng li xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)