Hợp đồng li-xăng nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam 1 Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng li xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 40 - 42)

2.2.1. Cơ sở pháp lý

Pháp luật của Việt Nam về quyền SHTT là một lĩnh vực mới được phát triển trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển giao quyền SHCN, đặc biệt là chuyển giao quyền SHCN đối với nhãn hiệu, trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT nhằm bảo đảm sự phù hợp với các điều ước

quốc tế trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, khi trở thành thành viên của WTO, pháp luật về SHCN của Việt Nam về cơ bản phù hợp với những yêu cầu của Hiệp định WTO về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS), đảm bảo có thể thực hiện các cam kết trong WTO về quyền SHTT, trong đó có chuyển giao quyền SHCN đối với nhãn hiệu.

Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động chuyển giao quyền SHCN đối với nhãn hiệu của Việt Nam bao gồm nhiều các văn bản pháp luật, nhưng hầu như đều đưa ra các quy định chung về hoạt động chuyển giao quyền SHCN chứ không nói cụ thể đến quyền giao quyền SHCN đối với nhãn hiệu. Cụ thể, Luật SHTT đã dành toàn bộ chương X, từ điều 138 đến điều 150 để quy định chi tiết về chuyển giao quyền SHCN, làm rõ chủ thể có quyền chuyển giao, những đối tượng SHCN có thể được chuyển giao, phương thức chuyển giao, hợp đồng chuyển giao và các điều kiện đi kèm với việc chuyển giao những đối tượng SHCN cụ thể.

Cho tới nay, hầu như toàn bộ các quan hệ xã hội liên quan đến quyền SHCN nói chung và chuyển giao quyền SHTT đối với nhãn hiệu nói riêng đều được điều chỉnh theo các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và Luật SHTT năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, cùng với một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn đi kèm.

Ngoài nguồn luật quốc gia kể trên, hợp đồng chuyển giao quyền SHCN đối với nhãn hiệu còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế. Theo quy định về áp dụng pháp luật tại Điều 5 luật SHTT Việt Nam năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, trong trường hợp có sự khác biệt giữa các quy định của Luật này với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì phải áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Đây khơng chỉ là thách thức đối với các chủ thể ký kết mà còn ngay cả với các chủ thể ký kết mà còn ngay cả

với các cơ quan nhà nước, phải chú ý điều chỉnh để tránh xung đột với các quy định của pháp luật quốc tế.

Các công ước quốc tế về quyền SHTT, SHCN nói chung và nhãn hiệu nói riêng mà Việt Nam là thành viên bao gồm:

- Công ước Paris năm 1883 về Bảo hộ quyền SHCN;

- Hệ thống Madrid bao gồm Thỏa ước Madrid năm 1891 về Đăng

ký quốc tế nhãn hiệu và Nghị định thư Madrid năm 1989 liên quan đến thỏa ước Madrid;

- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền

SHTT (Hiệp định TRIPS) năm 1994

- Và các điều ước quốc tế khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hợp đồng li xăng nhãn hiệu hàng hóa trong thương mại quốc tế theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)